Học online: Các mẹ cũng học lại lớp Một

Thì ra cô giáo giảng bài cho các bé, sẵn phụ huynh ngồi cạnh, cô tranh thủ giảng cho cả phụ huynh...

Bắt đầu từ một lời than của bà mẹ trẻ tên Thùy: "Ủa giờ mình đi học lại lớp Một hả ta?". Dòng trạng thái được khá nhiều lượt thả "haha" đầy thích thú. Phía dưới ngoài những bình luận hỏi thăm: "Nhóc nay vào đại học chữ to à?" còn có những dòng bình luận kể khổ, kể hài, kể cười ra nước mắt.

Con trai lớn của chị Thùy nay vào lớp Một, đó là một cậu nhóc hiếu động và... lắm chiêu. Bình thường không sao, nhưng cứ vào bàn học là cu cậu không khát nước thì đói bụng, hết đói bụng thì buồn đi vệ sinh, chán đi vệ sinh thì buồn ngủ, hết buồn ngủ thì... chê hôm nay cô giáo mặc áo không đẹp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có hôm cu cậu nhìn mẹ rồi nhìn cô và hồn nhiên: “Mẹ đánh son xấu hơn cô giáo” khiến chị Thùy vò đầu bứt tai. Vừa quản con, chị phải vừa nghe giáo viên giảng để còn dạy lại con, chứ anh nhóc chân như lò xo kia, có ngồi nghe giảng được bao nhiêu.

Chị Ngọc hàng xóm sát vách nhà tôi, con trai chị nay vào lớp Một, tất nhiên là lớp online. Bình thường thằng bé dậy khá sớm, nhưng từ khi đi học, thằng bé bỗng dưng... thèm ngủ. Sáng nào chị cũng phải "hò dô ta" như kéo pháo mới lôi được cậu con ra khỏi giường. 

Ngày đầu tiên, lúc cô giáo điểm danh thì chị Ngọc mải dỗ em bé nhỏ, rồi chợt nghe cậu cả òa lên khóc.

Cậu nhóc khóc tủi thân đến mức cô giáo cũng phải dừng lại hỏi thăm, cậu ấm ức: "Cô không gọi tên con!" "Thế tên con là gì?" "Con tên Bí Ngô!" nghe cậu nhóc nói chuyện mà cả chị Ngọc và cô giáo phì cười nhưng cố nén.

Cô giáo hỏi: "Con tên Trần Tuấn Khải đúng không?", cậu nhóc vẫn khăng khăng không phải. Cô giáo nói khi nãy có gọi tên điểm danh, thấy tên cháu đã vào lớp nhưng gọi mấy lần không thấy trả lời.

Hóa ra cậu nhóc từ bé chỉ nghe người ta gọi mình là Bí Ngô, chị Ngọc có nhắc tên đi học của con, nhưng cậu nhóc... quên.

Anh Tuấn ở tầng dưới cũng tham gia: "Cô giáo của con em lâu lâu lại hỏi: 'Phụ huynh có hiểu không ạ?'. Ủa là con em học, hay em đi học hả cô bác?" Câu bình luận của anh nhận được mấy chục biểu tượng "haha".

Thì ra cô giáo giảng bài cho các bé, sẵn phụ huynh ngồi cạnh, cô tranh thủ giảng cho cả phụ huynh để phụ huynh có kèm thêm cho con thì cũng đúng cách.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một bà mẹ khác hoang mang: "Ngày xưa em học O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ Ơ thì thêm râu. Nay gì mà nét cong trái, nét cong phải, nét móc ngược trái, nét thẳng xiên, em nghe còn choáng váng. Nên khi học, con một cuốn tập, mẹ cũng một cuốn, 'hai đứa' cùng học".

Khi cô giáo cho đọc đồng thanh, con chị còn quay qua nhắc: “Mẹ đọc đi kìa!”. Con gái chị hôm nào được cô giáo gọi tên là học hành hứng thú lắm. Chị hài hước: "Không khéo cuối năm con lên lớp còn mẹ lưu ban thì quê độ".

Nhưng cũng có lắm phụ huynh sau những ngày "ốp" con ngậm ngùi: "Thế mới biết giờ tụi nhỏ học hành cực hơn mình ngày xưa”. Con gái anh đêm ngủ mớ, còn đánh vần 'cờ a ca sắc cá'. Mong nhanh hết dịch để con được đến trường gặp cô thầy bè bạn".

Dù lắm chuyện dở cười dở mếu nhưng đa số phụ huynh đều muốn sát cánh. Có người còn nói may mà thành phố đang giãn cách, phụ huynh ở nhà học cùng con, chứ bố mẹ đi làm hết, con ở nhà một mình thì không biết học hành sao.

Thôi thì không có “một buổi mai hôm ấy mẹ tôi nắm tay tôi...” như văn của Thanh Tịnh, thì các con vẫn có những buổi mai, cha mẹ ngồi bên con cùng học những bài đầu tiên...

'Đỏ mặt' vì lời khiếm nhã, lộ ảnh 'nóng' khi dạy và học online: Cần nghiêm túc từ suy nghĩ tới màn hình!

'Đỏ mặt' vì lời khiếm nhã, lộ ảnh 'nóng' khi dạy và học online: Cần nghiêm túc từ suy nghĩ tới màn hình!

Khi làm việc và học tập trực tuyến chúng ta cũng cần học cách xử lý các tình huống phát sinh làm sao thấu tình đạt lý.

Theo www.phunuonline.com.vn

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !