Hiệu trưởng giật micro hiệu phó, người trong cuộc 'chỉ xin 5 phút để giãi bày'

“Con tôi năm nay cũng ra trường nên tôi chỉ muốn giãi bày và mong muốn những năm sau hội phụ huynh và nhà trường phối hợp để làm tốt hơn. Nếu nhà trường không cho nói cũng không nên có thái độ như thế với tôi”, hội trưởng hội phụ huynh cho biết.

Chị Nguyễn Thị Liên, hội trưởng hội phụ huynh Trường mầm non số 1 Quy Đạt, huyện Minh Hoá, Quảng Bình, chia sẻ khi được hỏi vì sao lại đưa chuyện trường xin xã hội hóa từ quỹ hội phụ huynh để mua tủ đựng đồ phản ánh ngay trong buổi lễ tổng kết năm học.

Theo chị Liên, liên quan đến việc đóng tủ, đầu năm học, hiệu trưởng đưa ra giá 6 triệu đồng cho mỗi tủ nên nhiều phụ huynh không đồng tình. Sau khi bị phản đối, hiệu trưởng báo lại giá 4 triệu đồng nên hội phụ huynh đã đồng ý.

1dfdregfgf.jpg
Tủ đồ ở Trường mầm non số 1 Quy Đạt, huyện Minh Hoá. Ảnh: CTV

Ngày 20/10/2023, trường đã mời hội phụ huynh đến họp thống nhất lại hình thức thu chi số tiền xã hội hoá giáo dục trong năm học, đánh giá chất lượng và nghiệm thu 1 tủ đựng đồ dùng học sinh mà nhà trường đã chọn mẫu với một công ty trước đó đưa đến.

“Trong cuộc họp này, tôi đã trình bày việc đóng tủ nên để phụ huynh làm và nhà trường giám sát nhưng cô hiệu trưởng vẫn nói để nhà trường đóng nên chúng tôi nhất trí.

Tuy nhiên, tôi đã yêu cầu phải làm hợp đồng trước khi đóng nhưng nhà trường không làm mà đóng tủ luôn. Đến ngày 15/12, cô hiệu trưởng mời hội phụ huynh, trong đó có tôi lên kí một lúc 3 hợp đồng: đóng tủ, biên bản bàn giao và biên bản thanh lý hợp đồng nhưng tôi không kí. Vì chúng tôi làm đại diện bên A, nếu kí thì phải chịu trách nhiệm”.

Sau đó, trong buổi lễ tổng kết năm học, khi được mời lên phát biểu, chị Liên đã xin 5 phút để giãi bày với mong muốn những năm sau các phụ huynh khác và nhà trường phối hợp tốt hơn nhưng đã bị ngăn lại. Lúc này hiệu phó chia sẻ, bất ngờ bị hiệu trưởng giật micro.

Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Anh Tuấn, Bí thư huyện Minh Hoá, cho biết: “Sau khi báo chí thông tin sự việc, Ban tuyên giáo đã tham mưu Thường trực Huyện uỷ làm công văn yêu cầu UBND huyện báo cáo sự việc, xem thuộc thẩm quyền của ai để chỉ đạo xử lý.

"Hiện chúng tôi cũng đang chờ kết quả làm việc của đoàn thanh tra toàn diện trước đã rồi mới có các bước tiếp theo”, ông Tuấn nói.

Được biết, dự tính ban đầu mỗi lớp đóng 2 tủ, 11 lớp sẽ là 22 cái. Tuy nhiên, sau đó có ba lớp ít học sinh nên hội phụ huynh thống nhất chỉ đóng mỗi lớp một tủ nên số tủ phải đóng còn 19 cái.

anh 3 (1).jpg
Một số tủ đã có dấu hiệu hỏng. Ảnh: CTV

Để phù hợp với diện tích từng lớp, các bên thống nhất đóng các cỡ tủ có số ô khác nhau với tổng chi phí là 79 triệu đồng. Trong đó tiền từ xã hội hóa giáo dục là 51 triệu đồng, còn 28 triệu là trích từ quỹ hội phụ huynh.

Mặc dù có ba công ty gửi báo giá đến nhưng chỉ có công ty TNHH thương mại và quảng cáo Huấn Hà (trụ sở tại Minh Hóa) báo giá 4 triệu/tủ. Hai đơn vị còn lại bỏ giá 4,5 triệu đồng nên công ty Huấn Hà đã được chọn làm bên cung cấp.

Tủ được làm bằng gỗ công nghiệp MDF cốt xanh chống ẩm, cao 1,26m, rộng 1,7 m. Sau vài tháng sử dụng, hiện một số tủ đã có dấu hiệu bong bản lề nên việc đóng mở khó khăn.

Như VietNamNet đã thông tin, trước đó, mạng xã hội tại Quảng Bình đang xôn xao trước những đoạn clip tại lễ tổng kết năm học của trường Mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa. 

Những clip này ghi lại cảnh hiệu trưởng giật micro từ hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và ngăn cản người này nói về những bất thường trong việc nhà trường xã hội hóa mua tủ bỏ đồ cho các lớp.

Trong quá trình phát biểu, người này có xin phép toàn thể phụ huynh được giãi bày rõ sự việc liên quan đến chuyện nhà trường xin xã hội hóa từ quỹ hội phụ huynh để mua 22 tủ để đồ đạc học sinh trong các lớp học. 

Tuy nhiên, khi hội trưởng hội phụ huynh đang trình bày thì bà Đinh Thị Bùi Chung - hiệu trưởng, đi lên phía sân khấu và chỉ tay vào hội trưởng phụ huynh để yêu cầu người này không được nói đến chuyện mua tủ trong lễ tổng kết.

Cũng trong clip, một hiệu phó đứng lên nêu ý kiến rằng hội trưởng hội phụ huynh được mời phát biểu, trước khi phát biểu đã xin phép nên được quyền đưa ra ý kiến nhưng bà Chung giật luôn micro từ tay hiệu phó.

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Đang cập nhật dữ liệu !