Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi lên Thủ tướng tâm thư về quy hoạch du lịch Sơn Trà!

Ngày 21/3, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã ký văn bản số 21-3/CTHHDLĐN kính gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét lại “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà – TP Đà Nẵng”

Trước đó, ngày 15/2, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng được mời dự họp nghe công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2163/QĐ-TTP của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 09/11/2016.

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi lên Thủ tướng tâm thư về quy hoạch du lịch Sơn Trà! - ảnh 1

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà TP Đà Nẵngvà có thể lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi triển khai để tránh các hệ lụy về sau (Ảnh do người dân đi câu cá chụp và đưa lên trang FB Quản lý đô thị Đà Nẵng ngày 15/3)

Theo đó, đáng chú ý là sẽ phát triển Khu du lịch Sơn Trà “trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước…”. Chỉ tiêu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt du khách (khách lưu trú 180.000 lượt); đến năm 2030 đón 4,6 triệu lượt du khách (khách lưu trú 300.000 lượt); hình thành các Trung tâm, cụm Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 phòng khách sạn.

Trước những thông tin này, văn bản số 21-3/CTHHDLĐN của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nêu rõ: “Bán đảo Sơn Trà từ lâu được xem như là báu vật của TP Đà Nẵng. Có sự đa dạng sinh học gồm: 985 loại thực vật bậc cao (có 22 loại thực vật quý hiếm), trong đó có cây đa di sản 800 tuổi; 111 loại động vật hết sức phong phú và đặc hữu.

Trong đó có loài Voọc Chà vá chân nâu được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và vào Danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới, được đánh giá là một trong những quần thể Voọc có số lượng lớn nhất trong thế giới tự nhiên, là biểu tượng bảo tồn của Sơn Trà..

Với tổng quy mô diện tích của Sơn Trà là 4.298ha, rừng tự nhiên là 2.810ha (có 1.077ha đã giao khoán cho các hộ dân để trồng rừng sản xuất), rừng Sơn Trà ngày càng bị thu hẹp và đang bị tổn thương do các hoạt động của con người. Bao quanh Sơn Trà là các thềm san hô phong phú và da dạng của biển nhiệt đới rất thu hút du khách lặn biển quốc tế.

Bên cạnh đó với vị trí chiến lược quốc phòng hết sức quan trọng, bán đảo Sơn Trà án ngữ cửa ngõ vào TP Đà Nẵng cả đường không, đường bộ và đường thủy và đặc biệt là có hệ thống phòng thủ và radar được ví là mắt thần của Đông Dương, khống chế cả một vùng Biển Đông rộng lớn.

Trước đây Sơn Trà cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà theo “Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014”.

Từ những lý do trên, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng bày tỏ: “Chúng tôi rất quan ngại việc quy hoạch Sơn Trà thành một Khu du lịch Quốc gia, trong đó biến Sơn Trà thành các điểm lưu trú, khu vui chơi giải trí với mật độ lớn sẽ thu hẹp diện tích rừng, làm gia tăng tốc độ suy giảm môi trường sống tự nhiên, gia tăng áp lực, khả năng tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn nấp của những sinh vật dễ bị nguy hại, dễ bị tuyệt chủng.

Mặt khác, hoạt động xây dựng nhiều công trình khách sạn của các doanh nghiệp nếu không quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến bố trí an ninh quốc phòng và uy hiếp đến chiến lược phòng thủ quốc gia một khi các doanh nghiệp này có thể chuyển giao cho các đối tác nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp”.

Văn bản số 21-3/CTHHDLĐN ngày 21/3 của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh: “Thưa Thủ tướng, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng hoan nghênh việc đầu tư các cơ sở hạ tầng, các dịch vụ vui chơi giải trí để làm tăng sức hấp dẫn của du khách đến với Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu không xem xét thận trọng sẽ ảnh hưởng việc phát triển TP Đà Nẵng trong tương lai. Để xây một công trình khách sạn mất vài năm, nhưng để có một khu rừng như Sơn Trà phải mất hàng nhiều trăm năm.

Để ngành du lịch TP Đà Nẵng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, chúng tôi xin kiến nghị các vấn đề cụ thể sau:

a. Giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà. Đà Nẵng hiện nay đã có gần 600 khách sạn với gần 22.000 phòng, hoàn toàn có khả năng đón đến 15 triệu lượt du khách mỗi năm (2016 chỉ mới đón 5,5 triệu lượt du khách)

b. Chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách. Hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm.

c. Hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế xã hội của dân cư.

d. Hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà (được thành lập theo quyết định số 45/QĐ-TTg) và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế như mô hình Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước”.

Kết thúc văn bản số 21-3/CTHHDLĐN ngày 21/3, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhắc lại: “Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường ngày 24/8/2016 do Thủ tướng đích thân chủ trì, Thủ tướng đã phát biểu: "Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân”.

Vì vậy, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng kính đề nghị Thủ tướng xem xét điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và có thể lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi triển khai quy hoạch này để tránh các hệ lụy về sau”.

Theo Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh, năm 1997, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có 4.439 ha, đến năm 2008 còn 2.591ha. Và năm 2016, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà được quy hoạch, diện tích chỉ còn 1/4 so với trước là 1,056ha. Số diện tích bị cắt đi chủ yếu sử dụng phục vụ cho dịch vụ du lịch và các hoạt động kinh tế-xã hội khác.

Mới đây, ngày 16/3 đã diễn ra hội thảo “Lập kế hoạch chiến lược phát triển ngành du lịch tại TP Đà Nẵng” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng tổ chức với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các sở, ban ngành và các trường đại học liên quan đến ngành du lịch trên địa bàn TP như Sở Du lịch, Sở KH-ĐT, Đại học Duy Tân, Cao đẳng nghề Việt Úc...

Tại đây, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cảnh báo vấn đề giảm chất lượng môi trường khi phát triển du lịch ở Đà Nẵng đang quá nóng, dẫn đến áp lực phá hủy môi trường. Do vậy, ông kiến nghị cần lập tức bắt tay vào bảo vệ môi trường tự nhiên, nâng cấp và cải tạo hệ thống nước thải và giữ gìn báu vật Sơn Trà.

“Quý vị lãnh đạo, các thầy cô ở các trường du lịch ngồi đây có tự hỏi tại sao du khách đến với chúng ta hay không? Du khách đến với Đà Nẵng, với Việt Nam vì sự hoang sơ, vì đa dạng sinh học và tự nhiên. Nếu chúng ta làm ô nhiễm, làm mất môi trường sinh thái, họ có còn đến với chúng ta hay không? Đó là bài học của Pattaya (Thái Lan), khi pha tạp, ô nhiễm thì du khách bỏ đi, họ chọn Phukhet thay vì Pataya. Vậy chìa khóa của ngành du lịch là gì? Là phải phát triển du lịch dựa vào sự thân thiện với môi trường", ông Vinh nhấn mạnh.

Rồi ông chia sẻ hai hình ảnh đối lập của bán đảo Sơn Trà trước và sau khi có công bố “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà – TP Đà Nẵng”. Gồm bức hình Sơn Trà xanh mát với các gia đình Vọoc chà vá chân nâu đang vô tư vui đùa, và bức hình Sơn Trà bị khai thác trơ đất đá. Ông đặt câu hỏi: “Con cái sẽ hỏi chúng ta, vào tháng 3/2017, ba đã làm gì mà để người ta phá nát Sơn Trà như thế này? Các thầy cô cũng sẽ nói với sinh viên của mình là phải phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn những vẻ đẹp của tự nhiên, sinh thái như thế nào đây?”.

HẢI CHÂU

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !