Hết "sốt đất", nhà đầu tư mắc kẹt tại đất ven đô

Nhiều nhà đầu tư không chuyên đã lao vào các cơn "sốt đất", nhưng khi thị trường hạ nhiệt, họ bị mắc kẹt lại, thậm chí bán cắt lỗ để thoát hàng. Dù thế, không phải cứ chấp nhận lỗ họ sẽ bán được hàng.

Nhà đầu tư mắc kẹt tại đất ven đô

Giai đoạn 2020 - 2021, thị trường bất động sản khắp nơi liên tục xảy ra tình trạng "sốt nóng", giá đất biến động mạnh theo chiều hướng đi lên. Theo đó, không ít nhà đầu tư tay ngang cũng kiếm bội tiền từ địa ốc, thậm chí chỉ cần xuống tiền trong thời gian ngắn đã lãi vài trăm triệu đồng, người có vốn lớn có thể lãi đến tiền tỷ.

Mặc dù, cơn "sốt đất" đã kéo trong thời gian dài nhưng nhiều người vì sợ mất cơ hội vẫn tiếp tục ôm tiền lao vào "đu đỉnh". Đến nay, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại ở nhiều địa phương, đặc biệt là phân khúc đất nền. Không ít nhà đầu tư "tay ngang" đang lo lắng vào nhà đất tại ven đô, khi mua vào đúng vùng đỉnh giá đất.

Hết sốt đất, nhà đầu tư mắc kẹt tại đất ven đô - 1

Sau thời gian "sốt nóng" đất nền phân lô ven đô rơi vào tình trạng kém thanh khoản (Ảnh: Hà Phong).

Anh Nguyễn Tuấn Hà, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, chia sẻ, đầu năm 2021 thấy thị trường bất động sản "nóng", anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Đông Anh (Hà Nội).

"Từ năm 2021, thấy bạn bè tôi kéo nhau về Đông Anh mua đất, nghe nói thời điểm đó thị trường không có hàng để bán, cứ có lô nào là hết ngay lô đấy. Chỉ trong vài ngày tôi đã chốt mua lô đất rộng 90m2 với giá 45 triệu đồng/m2, tổng là hơn 4 tỷ đồng, trong đó, khoảng 2 tỷ đồng là tôi đi vay", anh Hà nói.

Đến đầu năm nay, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi "sốt đất", vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ ăn theo bán lô đất đang nắm giữ. Anh Hà kể, anh rao bán suốt 4 tháng mà chỉ có 2 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại thì chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Những người mua cho nhu cầu thật thì lại chê giá cao.

"Trước khi rao bán, tôi có tham khảo người môi giới bán mảnh đất này, họ định giá mảnh đất của tôi phải được gần 50 triệu đồng/m2, còn nói thêm nên giữ lại vì sẽ tăng giá tiếp. Nhưng rao bán mãi không thấy ai mua mà tôi đang cần tiền nếu bán thì phải chấp nhận cắt lỗ vì ai cũng chê giá cao. Còn giữ lại, tôi lo khi thị trường vẫn trầm lắng thế này giá có thể tiếp tục đi xuống, thậm chí chôn vốn", anh Hà than thở.

Tình cảnh tương tự cũng đến với anh Thành Công (Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Công cho biết, cuối năm 2021, anh xuống tiền mua mảnh đất 82m2 tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với mức giá gần 1,6 tỷ đồng, tương đương 19 triệu đồng/m2.

"Trước đó, bạn bè tôi đã kiếm được rất nhiều tiền từ đất tại khu vực này. Trong nhà đang có sẵn 700 triệu đồng nên tôi quyết định xuống tiền, hy vọng sẽ lướt sóng kiếm lời thành công nên gần 900 triệu đồng còn thiếu tôi đi vay. Nhưng đến nay, lãi chưa thấy, mỗi tháng xoay xở trả đến gần 40 triệu đồng cả gốc và lãi", anh Công nói. 

Theo anh Công, tại khu vực Hòa Lạc hiện nay đã xuất hiện tình trạng cắt lỗ nếu muốn thoát hàng, mức độ lỗ sẽ tùy thuộc vào vị trí mảnh đất. 

Không phải cứ cắt lỗ sẽ thoát được hàng

Không ít nhà đầu tư tay ngang thời gian qua tham gia thị trường bất động sản với hy vọng "lướt sóng" kiếm lời. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản đột ngột "quay xe" hạ nhiệt, nhiều người không thoát kịp hàng đã mắc kẹt lại.

Ở góc độ nhà đầu tư lâu năm, anh Quang Hưng, một nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết, thời gian qua, thị trường bất động sản ven đô liên tục lên cơn sốt nóng. Nắm bắt được tình hình như vậy, nhiều nhà đầu tư có tâm lý sợ mất cơ hội nên không ngần ngại tham gia thị trường.

"Nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm tham gia thị trường lúc đang sốt nóng, họ chỉ chứng kiến được câu chuyện lướt sóng kiếm lời. Đến khi thị trường bất động sản chững lại, họ là những người bán đầu tiên. Nhưng không phải ai rao bán cũng được bởi khi thị trường trầm lắng đa phần những người có tiền trong tay đều đứng ngoài quan sát, dù cắt lỗ họ cũng không mua", anh Hưng nói.

Hết sốt đất, nhà đầu tư mắc kẹt tại đất ven đô - 2

Nhiều khu đất nền ven đô rơi vào tình trạng bỏ hoang (Ảnh: Hà Phong).

Theo nhà đầu tư này, những người đầu tư chuyên nghiệp thường sẽ chọn cách đầu tư ngắn hạn khi thị trường mới chỉ là đầu sóng, còn đa phần sẽ chọn lối đầu tư lâu dài. Khi thị trường chững lại, nhóm này vẫn sẽ tiếp tục mua vào nhưng phải phụ thuộc vào vị trí mảnh đất đẹp. 

"Nếu trong lúc sốt đất để mua mảnh đất có vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, giá tốt thì chắc chắn rất khó vì không ai muốn bán. Nhưng đến khi thị trường chững lại, nhiều người mua đất mà dùng đòn bẩy tài chính lại muốn thoát hàng để giảm gánh nặng. Lúc này là cơ hội dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, có tiền thật. Đặc biệt, khi mua đất trong giai đoạn như hiện nay xác định sẽ để lâu dài. Đối với những mảnh đất có vị trí không thuận lợi sẽ khó bán vì nhóm này sẽ không mua", anh Hưng giải thích.

Nhà đầu tư này nhìn nhận, lúc thị trường lên cơn "sốt" các nhà đầu tư sành sỏi sẽ bán hàng đã găm từ trước, khi đó lợi nhuận cũng đã tăng 50 - 100% so với lúc mua, với bất động sản là sản phẩm giá trị cao thì số tiền lãi này là rất lớn. Sau đó, tận dụng cơn "sốt" họ tiếp tục "lướt sóng" một vài thương vụ kiếm lời, rồi lại chờ khi thị trường hạ nhiệt để "săn" quỹ đất đẹp đầu tư lâu dài từ 3 - 5 năm. 

"Nhà đầu tư sành sỏi họ sẽ luôn quay vòng đầu tư đất như vậy. Còn những nhà đầu tư non kinh nghiệm vì muốn giàu nhanh nên chỉ tập trung vào lướt sóng, lợi nhuận mỗi giao dịch cũng chỉ 100 - 200 triệu đồng, nhưng đến khi hạ nhiệt, có thể họ phải trả giá nhiều hơn thế từ việc cắt lỗ, thậm chí là chôn vốn", anh Hưng nói.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa, cho rằng, hiện tượng bán cắt lỗ, thoát hàng để thu hồi tiền mặt chỉ diễn ra một cách âm thầm, cục bộ ở một số khu vực, một số nhà đầu tư, chứ không phải là làn sóng bán tháo.

"Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ để cơ cấu lại tài sản. Nếu người bán giảm đến 10-15% so với thị trường thì nên mua ngay. Cơ hội lúc này dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, đầu tư dài hạn", ông Quang phân tích.

Giá nhà tăng, cầm 2 tỷ đồng, vợ chồng trẻ chật vật chọn nhà ở Hà Nội

Giá nhà tăng, cầm 2 tỷ đồng, vợ chồng trẻ chật vật chọn nhà ở Hà Nội

Thu nhập bình quân của người dân chưa bắt kịp với mức độ tăng giá của bất động sản. Người mua nhà có nhu cầu thực sẽ gặp khó khăn chi trả nếu sở hữu nguồn tài chính cá nhân hạn hẹp.

Theo Dân trí

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.

Xây mới chung cư cũ vẫn thành công, tại sao phải chấm dứt quyền sở hữu?

Quyền sở hữu nhà chung cư lâu dài liệu có thực sự “ngáng đường” chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khi mà thực tế đã có không ít dự án xây mới chung cư cũ đã thành công.

Vinhomes vốn hoá tăng gần 1,2 tỷ USD sau tin bán một phần dự án cho đối tác ngoại

Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes tăng giá 4 phiên liên tiếp, tương đương với mức vốn hoá tăng hơn 28.000 tỷ đồng, tức gần 1,2 tỷ USD.

Đà Nẵng thu hồi nhiều khu 'đất vàng' để bán đấu giá

Đà Nẵng thu hồi 44 cơ sở nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng để tổ chức đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.

Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu'

Trong số những điểm sáng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là thực hiện đấu giá, đấu thầu và hạn chế giao đất, cho thuê đất góp phần minh bạch hóa thị trường đất đai, hạn chế các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu đầu cơ, trữ đất.

Lãi suất giảm, có sẵn tiền tỷ, nên đầu tư bất động sản khu vực nào?

Lãi suất có xu hướng giảm, sẵn tiền tỷ, muốn đầu tư bất động sản nên lựa chọn sản phẩm ra sao, khu vực nào tiềm năng lúc này?

Giá đất bồi thường tăng, sắp thu hồi dự án trên 'đất vàng' của Bitexco

Thu hồi dự án khu ‘tứ giác vàng’ của Bitexco, khảo sát người dân lý do chưa được cấp giấy chứng nhận, dân chung cư liên tục bị cắt nước, giá đất bồi thường tăng, câu chuyện về thu nhập và giá nhà… là những tin tức đáng chú ý tuần qua.