Hành trình đi tìm công trình nghiên cứu khoa học của nữ dược sĩ

Để đi tìm các nghiên cứu khoa học ứng dụng vào sản xuất, phát triển công ty với những người khởi nghiệp như chị Dung không dễ. Có lúc cả năm không thể tìm được công trình nghiên cứu nào.

Con đường từ nghiên cứu tới doanh nghiệp 

Dược sĩ Lê Phương Dung – Chủ tịch Công ty cổ phẩm Dược mỹ phẩm MyPharma cho biết nhu cầu mong muốn được kết nối với các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ của công ty luôn cần thiết nhưng để doanh nghiệp tìm tới nhà khoa học cũng không dễ

Khoảng 10 năm trở lại đây, các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực y dược học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Tuy nhiên, chị Dung cho biết hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan trung gian kết nối thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ.

{keywords}
Chị Lê Phương Dung chia sẻ về việc đi tìm công trình nghiên cứu khoa học để khởi nghiệp của mình


Dược sĩ Lê Phương Dung kể lại câu chuyện từ chính trải nghiệm cá nhân trong 7 năm qua. Lần đầu tiên, khi chị Dung còn làm giám đốc Marketing cho một doanh nghiệp dược phẩm khác. Giám đốc doanh nghiệp khi đó có ý định khởi nghiệp bằng các sản phẩm khoa học công nghệ cũng rất vất vả tìm kiếm các đề tài nghiên cứu của nhà khoa học, không chỉ mất nhiều thời gian, mà còn tốn kém khoản chi phí không nhỏ.

Muốn chuyển giao công nghệ thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà bao gồm Nhà quản lý – Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp – Nhà điều trị, và trong ngành dược còn có thêm Nhà nông ở các vùng trồng dược liệu. Và truyền thông chính là cầu nối gắn liền các mối liên kết này, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của của internet, mạng xã hội và các kênh truyền thông đa phương tiện.

Bản thân chị Dung khi muốn tìm sản phẩm chuyển giao công nghệ để khởi nghiệp cũng gặp vô cùng khó khăn khi tiếp cận các đề tài nghiên cứu từ các viện, mặc dù chị nắm được nhu cầu và tiềm năng của từng phân khúc thị trường.

Phải mất hơn 1 năm tìm kiếm, cho đến khi chị và cộng đồng Marketing Dược Pharmacom tổ chức Diễn đàn Marketing và Sales ngành Dược PMASS 2019 thì chị mới có cơ hội biết đến nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Bá Thị Châm, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để nhận chuyển giao nguồn nguyên liệu Nano dây thìa canh, nano lá sen.

Không nên lạm dụng công trình nghiên cứu 

Riêng trong lĩnh vực Dược, hiện ít đề tài nghiên cứu cơ bản hay khoa học công nghệ được chuyển giao thành thuốc, đa phần mới đang dừng ở việc đăng ký dưới dạng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và được quyết định việc thành công dựa vào các hoạt động quảng bá qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo đài, internet, mạng xã hội, thay vì Nhà điều trị là các bác sĩ tại bệnh viện.

Nhưng hiện tại thị trường thực phẩm tại Việt Nam vô cùng hỗn loạn, vàng thau lẫn lộn, thông tin trên mạng tràn lan, khiến người tiêu dùng hoang mang và tiền mất tật mang bởi các đội nhóm bán hàng online, với đủ các mánh khóe lừa đảo. Trong đó một vấn nạn mà thường xuyên được các báo đài phản ánh là việc lạm dụng cụm từ “công nghệ nano” hay dựng lên hình ảnh các bác sĩ, nhà khoa học nghiên cứu ra sản phẩm, khiến người tiêu dùng dần mất niềm tin vào các sản phẩm chất lượng của các nhà khoa học thực sự.

Hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công tác truyền thông thúc đẩy chuyển giao công nghệ càng cần phát huy vai trò ở tất cả các khâu trong mô hình liên kết giữa bốn nhà trong chuỗi giá trị.

Chị Dung cho rằng cần phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường nghiên cứu, cùng xây dựng các kênh tra cứu thông tin để các cơ quan báo chí truyền thông thẩm định tính xác thực, làm căn cứ trước khi đưa tin bài về các sản phẩm có yếu tố khoa học. Việc này không chỉ đảm bảo giá trị hình ảnh cho các nhà khoa học, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhận chuyển giao, mà quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Không dừng lại ở 2 sản phẩm viên tiểu đường, mỡ máu công nghệ cao chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, để giải quyết thực trạng người tiêu dùng khủng hoảng niềm tin, không biết cách sử dụng thuốc, phẩm chức năng sao cho hợp lý, hiệu quả, Dược sĩ Lê Phương Dung còn tiếp tục sáng lập chuỗi siêu thị thuốc MPG, để theo đuổi sứ mệnh trở thành mô hình Dược sĩ gia đình đầu tiên tại Việt Nam, đề cao việc tư vấn tận tình và ứng dụng nhiều công nghệ mới để phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

K.Chi 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !