Hàng trăm tỷ 'đổ' về tài khoản của Thủy Tiên và chuyện "từ thiện đúng cách"
Trong hoàn cảnh nhiều tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng do lũ lụt, một số cá nhân đã đứng ra kêu gọi cộng đồng chung tay vì miền Trung với số tiền lớn như ca sĩ Thủy Tiên
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận thấy thấy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của người dân thật đáng trân trọng, tự hào.
Đã có rất nhiều đoàn từ thiện trực tiếp vào miền Trung phát đồ dùng cứu sinh, thực phẩm cứu trợ; đã có hàng trăm tỷ đồng được quyên góp để ủng hộ người dân vùng ngập lụt. Đó là những nghĩa cử cao đẹp thể hiện đúng nghĩa “đồng bào”.
Tuy nhiên, ông Tiến lưu ý, các cá nhân, nhóm người thực hiện việc làm từ thiện cần có sự liên hệ với địa phương để cùng thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Chính quyền và nhân dân địa phương cũng là người giám sát xem việc đưa từ thiện có đến tay người dân không hay đưa cho đối tượng không phải hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hoặc chịu ảnh hưởng lũ lụt. Ngược lại, những người làm từ thiện cũng giám sát luôn cả những cán bộ ở địa phương xem việc trao quà từ thiện có đến đúng đối tượng được thụ hưởng không; tránh tình trạng như đã từng xảy ra, con cháu cán bộ xã "đi lạc" vào danh sách hộ nghèo.
Chia sẻ về cách huy động tiền từ cộng đồng để hỗ trợ bà con vùng lũ của ca sĩ Thủy Tiên, rất hoan nghênh việc làm của nữ ca sĩ, tuy nhiên, trao đổi với báo chí, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội) cho rằng cần có sự tính toán kỹ lưỡng.
Theo ông Lợi, quyên góp ủng hộ cho nhân dân thì nên có tổ chức đứng ra điều tiết để tiền đến tận nơi cần. Hiện nay, chúng ta đang có MTTQ và Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam. Cá nhân kêu gọi, tiếp nhận ủng hộ có thể thông qua hai tổ chức này để chuyển đến người dân một cách chính xác và đúng người, đúng chỗ.
“Một cá nhân hoàn toàn có thể kêu gọi được, nhưng một người điều phối số tiền hơn 100 tỷ không thể bằng cả tổ chức được. Để tổ chức điều hành và cá nhân đó vẫn được ghi nhận là người đứng lên quyên góp thì sẽ hợp lý hơn”, ông Lợi chia sẻ quan điểm.
Ông Bùi Sỹ Lợi cũng nhấn mạnh chi tiết "việc làm từ thiện cần điều tiết để tránh tình trạng là nơi có nơi không, người nhiều người ít".
Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng cần sửa nội dung Nghị định 64/2008/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn và không nên quy định một cách máy móc.
Cụ thể, theo quy định tại điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nêu rõ: Có ba nhóm tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ, gồm Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương; Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định; Các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
Cả nhóm đã phối hợp với các địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cứu nhiều người ra nơi an toàn. Trong thời gian tham gia cứu người dân thoát khỏi vùng lũ, có thời điểm anh Dũng cùng các thành viên đã phải tắt máy điện thoại vì quá nhiều cuộc gọi cầu cứu.
Thời điểm này nhóm anh ưu tiên việc cứu người. Theo kế hoạch, ngày hôm nay, nhóm của anh sẽ di chuyển bằng 3 - 4 xuồng tới xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và xã Sơn Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) để hỗ trợ người dân.
Thời điểm này, nhóm của anh Dũng sẽ ưu tiên đưa người dân ra khỏi vùng ngập lut. Vì thế, anh Dũng lưu ý với bạn bè trên mạng xã hội việc nhóm của anh chỉ cứu người, không phải đi làm từ thiện nên sẽ không nhận chở giúp đồ tiếp tế.
N. Huyền