Hàn Quốc tận dụng tốt BTS để phát triển kinh tế XH như thế nào

Các nhóm nhạc, idol Kpop chính là "đặc sản" góp phần không nhỏ giúp nền kinh tế Hàn Quốc phát triển, chính vì vậy với việc có nguồn lực và tiềm năng về âm nhạc như Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng để đóng góp vào nền kinh tế xã hội nước nhà.

Sáng ngày 12/12, buổi tọa đàm “Cơ hội và những thách thức cho ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam” đã diễn ra tại Tp.HCM với sự có mặt của nhiều vị quan khách hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, văn hóa trong và ngoài nước. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội âm nhạc quốc tế - “Hò Dô” 2019. Chủ đề được đưa ra bàn luận chính là "Công nghiệp văn hóa" trong thời đại công nghệ 4.0.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, hiện tại chúng ta đã có chiến lược phát triển các ngành Văn hóa Thể thao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được chính phủ ban hành năm 2016. Trong chiến lược này Tp.HCM được ấn định là 1 trong 3 trung tâm sáng tạo của cả nước bên cạnh Hà Nội và Đà Nẵng. Nếu như Hà Nội vừa được UNESCO công nhận là Thành phố Sáng tạo thì TP.HCM liệu nên có bước đi như thế nào? Dự kiến được đưa ra chính là đưa Tp.HCM trở thành một Thành phố Âm nhạc trong tương lai gần.

Diễn giải về chủ đề "Công nghiệp văn hóa góc nhìn và đánh giá thực trạng các ngành Công nghiệp văn hóa hiện nay", PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ: "Công nghiệp văn hóa với các nước trên thế giới không phải là vấn đề mới nhưng ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa hay công nghiệp sáng tạo chỉ được biết đến nhiều từ năm 2014 khi ban hành nghị quyết của Đảng về xây dựng phát triển con người đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển đất nước".

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.

Khái niệm Công nghiệp văn hóa được hiểu là các lĩnh vực sử dụng năng lực sáng tạo, vốn văn hóa, kết hợp ứng dụng và kĩ năng kinh doanh để tạo ra văn hóa.

Công nghiệp văn hóa gồm có 12 lĩnh vực: Quảng cáo, Kiến trúc, Phần mềm và các trò chơi giải trí, Thủ công mỹ nghệ, Thiết kế, Điện ảnh, Xuất bản, Thời trang, Nghệ thuật biểu diễn, Mỹ thuật nhiếp ảnh triển lãm, Truyền hình phát thanh, Du lịch - Văn hóa. Trong đó âm nhạc không nằm riêng mà được liệt kê chung trong lĩnh vực "Nghệ thuật biểu diễn".

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, việc phát triển Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam là điều rất cần thiết hiện nay. Một trong những nguyên nhân chính là Công nghiệp văn hóa giúp củng cố tính độc đáo của quốc gia, đóng vai trò then chốt thúc đẩy bản sắc văn hóa dân tộc. Ở các nước trên thế giới đã tận dụng rất tốt công nghiệp văn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mang đến bạn bè những dấu ấn đậm nét của dân tộc họ.

Ví dụ như: Nhật Bản có truyện tranh, ở Mỹ lại có quá nhiều tiềm năng về cả âm nhạc lẫn phim ảnh, đặc biệt là các bộ phim. Một bộ phim của Mỹ có thể đem về doanh thu bằng một tập đoàn ở Việt Nam. Hàn Quốc có những ban nhạc như BTS, họ làm nghệ thuật, lan tỏa thông điệp và văn hóa của nước mình bằng âm nhạc. BTS là một trong những nhóm nhạc hiện đang có đóng góp rất lớn cho kinh tế xã hội Hàn Quốc, không chỉ về mặt thúc đẩy kinh tế mà còn đem nhiều nét văn hóa của xứ sở kim chi vươn ra thế giới.

BTS có tác động không nhỏ đến nền kinh tế xã hội Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại. Có thể nói BTS đã được Hàn Quốc tận dụng rất tốt để trở thành động lực thúc đẩy nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa của quốc gia này phát triển.
Văn hóa Nhật Bản chứa đựng nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng, trong đó nổi bật như: Doraemon, Conan, Naruto, Bảy viên ngọc rồng... 
Doanh thu của bộ phim "Avengers: End Game" đạt hơn 2,7 tỉ USD, bằng doanh thu của Tập đoàn Vin Group của Việt Nam.

Ngoài ra, việc phát triển Công nghiệp văn hóa còn là công cụ hữu hiệu giúp tăng trưởng đổi mới kinh tế, thúc đẩy tính tích cực của xã hội và các hoạt động văn hóa, cung cấp cơ hội phát triển tài năng và phát triển bền vững,...

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về văn hóa và có cơ sở để biến nó thành động lực phát triển xã hội. Ở Trung Quốc hay Hàn Quốc họ đang làm rất tốt trong việc sử dụng các nghệ sĩ giỏi để làm tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.

Trên thực tế, Tp.HCM là nơi có âm nhạc phát triển vượt bậc so với mặt bằng chung của cả nước. Đơn cử như việc có không ít nghệ sĩ "Nam tiến" vào Sài Gòn để bắt đầu và phát triển sự nghiệp ca hát. Chính vì vậy tiềm năng để xây dựng Tp.HCM thành một Thành phố âm nhạc là hoàn toàn có thể.

Tp.HCM là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn nhỏ trong và ngoài nước

Ngoài ra tại buổi tọa đàm “Cơ hội và những thách thức cho ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam” còn bàn về các vấn đề: Âm nhạc và công nghệ, Hoạt động thực thi quyền tác giả trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và Cách mạng 4/0 với việc lĩnh vực âm nhạc.

Phương Thảo/TGT

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !