Hàn Quốc: Nỗi khổ không bán được nhà vì nằm gần nhà máy điện hạt nhân

Nhiều người dân Hàn Quốc sống gần các nhà máy điện hạt nhân muốn bán nhà để chuyển tới khu vực khác sinh sống, nhưng không có ai mua.

Cụ bà Hwang Bun-hee (74 tuổi) sống trong căn nhà sơn màu hồng nằm gần biển. Xung quanh ngôi nhà là vườn rau xanh tốt luôn rộn vang tiếng chim hót. Tuy nhiên, cụ bà luôn cảm thấy cảm buồn phiền, bởi căn nhà chỉ nằm cách nhà máy điện hạt nhân Wolsong vài phút đi bộ.

“Khi lần đầu tiên tôi tới đây sinh sống vào năm 1986, nhà máy chỉ có 1 lò phản ứng. Nhưng nay nó có 5 lò phản ứng. Điều tồi tệ nhất là tôi không thể bán căn nhà, dù bản thân muốn chuyển đi”, Reuters dẫn lời cụ Hwang.  

{keywords}
Trẻ em tắm biển gần nhà máy điện hạt nhân Wolsong của Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters)

Trên thực tế, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, người mới chính thức nhậm chức hồi tháng Năm, đang đẩy mạnh lĩnh vực điện hạt nhân thay vì dùng than để sản xuất điện nhằm đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường và khí hậu, cũng như tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Theo đó, chính phủ Hàn Quốc muốn điện hạt nhân chiếm 33% trong tổng lưới điện quốc gia vào năm 2030 so với mức 27% như hiện nay.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã khiến Seoul lo ngại và quyết tâm đẩy mạnh nguồn cung năng lượng trong nước.

Hiện chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng thêm 6 nhà máy hạt nhân vào năm 2036 so với con số 24 lò phản ứng hạt nhân như hiện nay. Tuy nhiên, kế hoạch này lại khiến hàng trăm người dân Hàn Quốc lo ngại họ đang phải sống ở khu vực có mật độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân dày đặc nhất trên thế giới. Bởi tính về diện tích, Hàn Quốc chỉ rộng tương đương bang Indiana của Mỹ.

Theo dữ liệu năm 2019 được nghị sĩ đảng đối lập Wi Seong-gon công bố, 24 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc sản xuất được 23.250 megawatt điện. Trong đó, 24 lò phản ứng được đặt ở 4 khu vực với tỷ lệ 5 – 7 lò tại một địa điểm, và khoảng 5 triệu dân sống trong vòng bán kính 30 km quanh các nhà máy điện hạt nhân.

{keywords}
Đàn bò của cụ Kim Jin-sun nằm cách nhà máy điện hạt nhân Wolsong khoảng 2 km. (Ảnh: Reuters)

Các chuyên gia hạt nhân nhận định lò phắn ứng hạt nhân được xây theo cụm tại Hàn Quốc không gây mất an toàn, nhưng một số người dân lại không tin điều này.

“Những con bò đã chịu tác động xấu. Chúng bị sảy thai mà không ai biết lý do”, cụ ông Kim Jin-sun (75 tuổi), một chủ chăn nuôi gia súc ở gần nhà máy điện hạt nhân Wolsong nói.

“Ngay cả khi tôi muốn bán căn nhà hoặc ruộng đồng để đi chỗ khác, cũng không có ai mua”, cụ Kim nói thêm.

Dù nhiều người dân Hàn Quốc bày tỏ sự ủng hộ mở rộng mạng lưới điện hạt nhân, nhưng cũng có không ít người yêu cầu giảm quy mô. 

Trong cuộc điều tra được Gallup Korea thực hiện từ ngày 28 – 30/6 đối với 1.000 người Hàn Quốc, 39% ủng hộ mở rộng điện hạt nhân, 30% muốn duy trì ở mức độ hiện tại, và 18% kêu gọi cắt giảm quy mô.

Dữ liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020 cho thấy Hàn Quốc đứng thứ 5 trên thế giới về lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân và chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Nga.

Do thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân, và phục vụ ngành công nghiệp sản xuất hàng đâu thế giới của Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc hiện xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao như chip, ô tô, màn hình tinh thể lỏng và pin sử dụng cho xe điện.

“Hàn Quốc đang sản xuất những mặt hàng mà các quốc gia khác đang cần, do đó lượng tiêu thụ năng lượng tính theo dân số là rất lớn. Nhưng chúng ta không thể cắt giảm sử dụng điện, bởi nếu làm như vậy, chúng ta sẽ nghèo đi”, Giáo sư Chung Bum-jin tại Đại học Kyung Hee nhận định.

Cũng theo ông Chung, điện hạt nhân ít bị tác động do sự lên xuống của giá năng lượng, trong khi giá uranium chiếm chưa tới 10% trong tổng chi phí sản xuất điện.

Song khác với quan điểm của các chuyên gia, người dân Hàn Quốc sống quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân vẫn muốn được rời đi để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Cụ Hwang cho rằng căn bệnh ung thư tuyến giáp của mình là do phơi nhiễm các chất phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân Wolsong. Do đó, trong suốt 10 năm qua, cụ đã tích cực tham gia ủng hộ bộ luật tái định cư cho những cư dân sống quanh cơ sở hạt nhân. Trong những năm gần đây, cụ Hwang đã cùng nhiều người dân tổ chức biểu tình ngoài các nhà máy điện hạt nhân, và gặp gỡ các nhà lập pháp.

“Dù trong cơ thể của người dân hay môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân có thể phát hiện chất phóng xạ, nhưng những tuyên bố cho rằng đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là không đúng”, Korea Hydro & Nuclear Power, đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Wolsong nhấn mạnh.

Theo Korea Hydro & Nuclear Power, hàm lượng tối đa chất tritium phát hiện trong mẫu nước tiểu của người dân sống gần nhà máy Wolsong trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020 là 0,00034 millisievert và con số này thấp hơn nhiều so với giới hạn đối với con người, cũng như mức phơi nhiễm hàng năm thấp hơn nhiều so với bức xạ tự nhiên.

“Hàm lượng bức xạ được phát hiện tại nhà máy Wolsong đang tương đương với việc ăn 6 quả chuối có chứa chất kali mỗi năm”, Giáo sư Jeong Yong-hoon tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho hay.

‘Cơn sốt’ trắc nghiệm tính cách trong giới trẻ Hàn Quốc có gì lạ?

‘Cơn sốt’ trắc nghiệm tính cách trong giới trẻ Hàn Quốc có gì lạ?

Nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy, 9/10 người trong độ tuổi từ 19 – 28 tham gia cuộc khảo sát đã thực hiện bài trắc nghiệm tính cách.

Ba món đồ trang sức đắt giá đẩy đệ nhất phu nhân Hàn Quốc vào vòng xoáy chỉ trích

Ba món đồ trang sức đắt giá đẩy đệ nhất phu nhân Hàn Quốc vào vòng xoáy chỉ trích

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc tiếp tục rơi vào vòng xoáy chỉ trích sau khi đảng đối lập đưa ra các cáo buộc với 3 món đồ trang sức đắt giá mà bà từng đeo. 

Minh Thu (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !