Hạn chế lũng đoạn thị trường bất động sản: Cách nào?

Vừa qua, nhiều địa phương đã ra văn bản yêu cầu siết chặt quản lý việc phân lô bán nền. Các chuyên gia cho rằng động thái này là cần thiết, nhưng về lâu dài thì chưa phải là giải pháp hiệu quả...

Từ cuối 2021 đến nay, tình trạng “sốt” đất đã diễn ra trên diện rộng. Tại không ít khu vực, dù không có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng hay thông tin mới về quy hoạch…, giá đất vẫn tăng theo cấp số nhân. 

QUÁ NHIỀU HÀNH VI GÂY NHIỄU LOẠN THỊ TRƯỜNG

Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do không ít cá nhân, hoặc nhóm người đã có hành vi đi gom đất, phân lô rồi “thổi” giá, tạo sốt ảo, để bán ra ăn “chênh lệch”, gây lũng loạn thị trường.

Ở một số nơi, đất không rõ nguồn gốc, đất vườn, đất nông nghiệp… cũng được phân lô và rao bán. Nhiều môi giới còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo khách hàng bằng “dự án ma”, bằng thông tin thất thiệt. Từ đó, gây hậu quả cho người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín cho thương hiệu các chủ đầu tư chân chính. Đồng thời gây bất ổn cho thị trường bất động sản.

Trước thực trạng này, mới đây, chính quyền nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội đã ban hành văn bản tạm dừng giải quyết thủ tục về chia tách thửa đối với đất nông nghiệp, thửa đất gồm đất ở và đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không có đất ở… 

“Việc này sẽ góp phần ngăn chặn được hoạt động gom đất hỗn hợp tràn lan rồi phân lô, rao bán trái mục đích sử dụng. Tôi cho rằng sau loạt động thái mạnh của chính quyền các tỉnh, giao dịch đất nền có thể bị khựng lại. Nhưng đây là điều cần thiết. Bởi nếu thị trường đất nền phát triển theo hướng tràn lan, tùy tiện để đầu cơ, trục lợi thì sẽ không mang lại lợi ích gì cho sự phát triển của địa phương, của thị trường nhà ở mà còn góp phần tạo nên tình trạng “sốt đất”, “sốt giá ảo”, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định.

Cũng nói về chủ trương tạm dừng phân lô của các địa phương, ông Phạm Anh Khôi, CEO Công ty tài chính FINA, đánh giá: đây là những chính sách mang lại sự tích cực hơn cho thị trường. Đặc biệt là sẽ góp phần quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền không theo quy hoạch, trái quy định của chính phủ, gia tăng đầu cơ bất động sản và làm ảnh hưởng đến thị trường. Khi những hoạt động này bị cản lại sẽ mang đến lợi ích, đồng thời hạn chế rủi ro cho thị trường và cho cả người mua. 

Ngoài ra, chính sách này được ban hành cũng góp phần ghìm bớt sự tăng giá bất động sản do đầu cơ. “Thực tế thì tại những thị trường mang tính đầu cơ cao, hiện giá đất đã giảm rồi. Ví như ở Bình Phước hay những nơi xuất hiện cơn sốt ảo, “sốt” nhanh nhưng ngừng cũng rất nhanh. Còn với những nơi có cơ sở để tăng giá: được đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư đến ở nhiều… thì vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá nhưng sẽ không tăng đột biến”, ông Khôi nói. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, phân tích: việc phân lô bán nền tràn lan đang tạo ra lượng lớn hàng hóa bất động sản lậu trên thị trường do lách luật, do không phải dự án chính thống được phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án đầu tư. Từ đó gây nên nhiều hệ lụy như: làm hỗn loạn thị trường, tăng giá đất, cản trở hoạt động đầu tư chính thống, gây khó khăn trong quản lý quy hoạch tại các địa phương. Vì thế việc ngăn chặn tình trạng này là rất cần thiết.

ĐƯA "PHÂN LÔ BÁN NỀN" VÀO QUY HOẠCH

Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trên thực tế, nhiều địa phương có sốt đất đột biến gồm: Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong đã áp dụng chính sách tương tự để ngăn chặn các hoạt động gây hỗn loạn thị trường. Giờ, một số địa phương khi thấy nguy cơ bong bóng bất động sản cũng vận dụng giải pháp này.

Đây chỉ là giải pháp mang tính nhất thời, giải quyết vấn đề trước mắt chứ chưa thể giải quyết được những bất ổn trên thị trường.Ông Nguyễn Văn Đính
Đây chỉ là giải pháp mang tính nhất thời, giải quyết vấn đề trước mắt chứ chưa thể giải quyết được những bất ổn trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Đính

Song đây chỉ là giải pháp mang tính nhất thời, giải quyết vấn đề trước mắt chứ chưa thể giải quyết được những bất ổn trên thị trường. Hơn nữa, cách vận dụng này còn mâu thuẫn, thậm chí là trái với một số quy định pháp lý hiện hành. Chẳng hạn như theo Luật Đất đai, với những lô đất đã có sổ đỏ, thì được phép phân chia, phân tách và được phép giao dịch. 

Tuy nhiên, với quy định này, cũng cần phải xem lại chủ trương quy hoạch, vấn đề quản lý đất đai. Rõ ràng, nếu một lô đất bán cho nhiều người, rồi xây dựng nhiều nhà lên để ở thì chắc chắn sẽ gây áp lực lên hạ tầng khu vực đó. Như vậy, dù là phân lô bán nền phục vụ nhu cầu thực thì với cách phát triển nhà ở manh mún như thế cũng sẽ tạo ra sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đồng thời còn phá vỡ quy hoạch, gây khó khăn cho hoạt động quản lý tập trung đất đai… tại địa phương”, ông Đính chia sẻ thêm.

Do đó, theo lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản, về lâu dài, cần có những quy định pháp lý cụ thể, rõ ràng hơn với vấn đề này, đặc biệt là trong công tác quy hoạch. Có thể thấy tiến độ lập quy hoạch tại các địa phương hiện nay đều đang chậm. Trong khi quy hoạch chính là cơ sở để xác định việc phân lô bán nền ở khu vực đó có nên hay không nên.

Nhiều chuyên gia bất động sản cũng cho rằng, cần xem xét đưa việc phân lô, bán nền đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào Luật Đất đai (sửa đổi), để có cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có thể quản lý và quy hoạch đất đai một cách hợp lý và ổn định.

Vì sao giá đất trên trời?

Vì sao giá đất trên trời?

Nhà đầu tư chốt lãi từ chứng khoán chuyển sang bơm vốn vào thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho “cò đất” hoạt động.

Theo VnEconomy

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.

Xây mới chung cư cũ vẫn thành công, tại sao phải chấm dứt quyền sở hữu?

Quyền sở hữu nhà chung cư lâu dài liệu có thực sự “ngáng đường” chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khi mà thực tế đã có không ít dự án xây mới chung cư cũ đã thành công.

Vinhomes vốn hoá tăng gần 1,2 tỷ USD sau tin bán một phần dự án cho đối tác ngoại

Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes tăng giá 4 phiên liên tiếp, tương đương với mức vốn hoá tăng hơn 28.000 tỷ đồng, tức gần 1,2 tỷ USD.

Đà Nẵng thu hồi nhiều khu 'đất vàng' để bán đấu giá

Đà Nẵng thu hồi 44 cơ sở nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng để tổ chức đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.

Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu'

Trong số những điểm sáng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là thực hiện đấu giá, đấu thầu và hạn chế giao đất, cho thuê đất góp phần minh bạch hóa thị trường đất đai, hạn chế các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu đầu cơ, trữ đất.

Lãi suất giảm, có sẵn tiền tỷ, nên đầu tư bất động sản khu vực nào?

Lãi suất có xu hướng giảm, sẵn tiền tỷ, muốn đầu tư bất động sản nên lựa chọn sản phẩm ra sao, khu vực nào tiềm năng lúc này?

Giá đất bồi thường tăng, sắp thu hồi dự án trên 'đất vàng' của Bitexco

Thu hồi dự án khu ‘tứ giác vàng’ của Bitexco, khảo sát người dân lý do chưa được cấp giấy chứng nhận, dân chung cư liên tục bị cắt nước, giá đất bồi thường tăng, câu chuyện về thu nhập và giá nhà… là những tin tức đáng chú ý tuần qua.