Hải Vân Quan được xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng cho biết, ngày 14/4, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hải Vân Quan .

Theo đó, Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hải Vân Quan thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực di tích trong hồ sơ.

Hải Vân Quan được xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia - ảnh 1

Quyết định của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện...

Hải Vân Quan (cửa ải trên đỉnh đèo Hải Vân) được xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Một bên góc bảng còn ghi thêm “Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo”, tức làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826).

Đại Nam thực lục chính biên ghi: “Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan (Ngạch trước viết ba chữ “Hải Vân quan”, ngạch sau viết 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”)”. Tương truyền, danh hiệu “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” được vua Lê Thánh Tông cách đây hơn 500 năm, trong một lần chinh Nam đã dừng chân trên đỉnh Hải Vân và cảm khái mà đặt.

Với địa thế hiểm trở, đèo Hải Vân và Hải Vân Quan luôn được triều đình nhà Nguyễn coi trọng, vì thế vua Minh Mệnh đã truyền khắc hình vào Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế miếu (khu vực Đại nội Huế). Ngoài ra, nơi đỉnh Hải Vân hiện vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, đèo Hải Vân là nơi liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.

Nằm ở vùng giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường thiên lý Bắc – Nam và nay là một phần rất quan trọng trên “Con đường di sản miền Trung”, Hải Vân Quan có vị trí rất đặc biệt. Ngoài ra, đây được đánh giá là công trình kiến trúc quân sự độc đáo, có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, quân sự, kiến trúc, cảnh quan trong hệ thống di tích còn lại của triều Nguyễn.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, Hải Vân Quan chưa được công nhận là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, thậm chí ngày càng bị “lãng quên” đến mức xuống cấp trầm trọng vì chưa được phân định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng. Do đó trách nhiệm bảo vệ cũng không rõ thuộc về bên nào.

Hải Vân Quan được xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia - ảnh 2

... xếp hạng Hải Vân Quan là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (Ảnh: HC)

Một sự kiện đánh dấu mốc đã diễn ra ngày 17/11/2016, khi lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao (VH-TT) Đà Nẵng và Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất ký biên bản ghi nhớ về việc khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đối với Hải Vân Quan. Sự kiện này được đánh giá là bước khởi đầu trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Hải Vân Quan.

Theo biên bản ghi nhớ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Quản lý di sản TP Đà Nẵng hoàn thiện hồ sơ khoa học xếp hạng di tích Hải Vân Quan trình Sở VH-TT và báo cáo lãnh đạo 2 địa phương đề nghị Bộ Văn hóa-Thông tin và Du lịch xếp hạng Hải Vân Quan là di tích cấp quốc gia.

Đồng thời, tiến hành khoanh vùng bảo vệ Hải Vân Quan gồm hai khu vực I và II thuộc địa giới hành chính của huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) để bảo đảm giữ gìn, bảo tồn những hạng mục, yếu tố gốc gắn liền với công trình và tạo cơ sở cho việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo cũng như phát huy hiệu quả giá trị của Hải Vân Quan.

Bên cạnh đó, Sở VH-TT hai địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý và kế hoạch bảo tồn sau khi công trình được xếp hạng di tích. Và trong khi chờ đợi hai địa phương làm thủ tục đề nghị công nhận di tích, lãnh đạo 2 Sở thống nhất đề nghị giao huyện Phú Lộc và quận Liên Chiểu tăng cường công tác kiểm tra, có giải pháp quản lý, đảm bảo an toàn cho du khách tham quan di tích này.

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet chiều 14/4, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT Đà Nẵng nêu rõ: “Cả nước đã có một số di tích văn hóa phi vật thể được công nhận chung cho nhiều địa phương, như “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên Hải Vân Quan là di tích vật thể, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đầu tiên có sự phối hợp làm hồ sơ của hai địa phương và được công nhận là di tích cấp quốc gia!”.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !