Hải Dương ghi nhận 1 ca Covid-19 mới tại huyện Cẩm Giàng

18h ngày 9/3, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca Covid-19, trong đó có 1 ca tại tỉnh Hải Dương và 1 trường hợp về từ nước ngoài, được cách ly ngay sau nhập cảnh.

Sức khỏe của những người đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 như thế nào?

Sức khỏe của những người đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 như thế nào?

Sau 1 ngày tiêm vắc xin Covid-19, tất cả những người được tiêm đều không bị những biểu hiện sức khoẻ bất thường và thấy vững tâm hơn trong công tác phòng, chống dịch.

Bệnh nhân 2525 là nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ngày 6/3, người này từ Malaysia nhập cảnh sân bay Cần Thơ, được cách ly ngay tại tỉnh Tiền Giang.

Kết quả xét nghiệm ngày 8/3 phát hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Long Định, Tiền Giang.

Bệnh nhân 2526 được ghi nhận tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Người này là F1 của ca số 2339, đã được cách ly tập trung từ ngày 9/2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 3 - Bệnh viện Đa khoa Hải Dương cơ sở 2.

Việt Nam hiện ghi nhận tổng cộng 2.526 ca Covid-19, trong đó có 1.587 ca mắc do lây nhiễm trong nước.

Riêng từ ngày 27/1 đến nay, cả nước phát hiện 894 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại 13 tỉnh thành: Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Gia Lai, Hải Phòng, Hòa Bình, Bình Dương, Điện Biên, Hà Giang và Hưng Yên.

Hôm nay, Bộ Y tế công bố khỏi bệnh thêm 84 ca Covid-19. Như vậy, các cơ sở y tế trên cả nước tới nay đã chữa khỏi cho 2.004 bệnh nhân Covid-19. 

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 45.091 người. Trong đó, 498 người cách ly tại bệnh viện, 15.045 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 29.548 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Hải Dương ghi nhận 1 ca Covid-19 mới tại huyện Cẩm Giàng
 

Về tình hình một trong những ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam là bệnh nhân 1536 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, trao đổi với VietNamNet, ThS.BS Huỳnh Thị Kim Nga, người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân thông tin, người bệnh đã dừng ECMO 11 ngày, tập cai thở máy nhiều ngày, nhưng tình trạng còn khó khăn nên vẫn duy trì tỷ lệ 80% thở máy, 20% tự thở.

Theo bác sĩ Nga, bệnh nhân cai thở máy khó khăn do sức cơ yếu, suy tim nặng và huyết động không ổn định. Sau khi kết thúc ECMO, hiện phổi bệnh nhân thông khí khá tốt, oxy máu luôn đảm bảo. Tuy nhiên, chức năng các cơ quan khác như gan, thận, não, cơ quan tạo máu của bệnh nhân khó hồi phục.

Đặc biệt, bệnh nhân có tình trạng suy tim nên thỉnh thoảng lên cơn rối loạn nhịp, tụt huyết áp đe doạ tính mạng...

Người bệnh hiện đã tự ăn gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa (qua ống thông), có hỗ trợ truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch 20%; tiếp tục được duy trì thuốc hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan, tiếp tục lọc máu do thận còn suy chưa làm việc.

Bệnh nhân 1536 cũng phải dùng phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, kháng nấm do kết quả xét nghiệm cho thấy có khả năng đã bước vào đợt nhiễm trùng bội nhiễm mới do nấm hoặc vi trùng khác. Bác sĩ Nga cho biết, ca bệnh 1536 có sức đề kháng quá yếu trên cơ địa đái tháo đường, tăng huyết áp nên rất dễ nhiễm nấm, vi trùng từ bên ngoài.

Vì vậy, thời gian hồi phục của bệnh nhân sẽ rất chậm, cần kiên trì. Với những bệnh nhân lớn tuổi lão suy như vậy khi nằm hồi sức khó nói trước, diễn tiến trong ngày có thể biến đổi không ngừng, nhận định bệnh nhân vẫn còn rất nặng, có nguy cơ đột tử do tim…

30 cán bộ, nhân viên y tế đầu tiên của Hà Nội tiêm vắc xin Covid-19

30 cán bộ, nhân viên y tế đầu tiên của Hà Nội tiêm vắc xin Covid-19

Sáng nay (9/3), Bệnh viện Thanh Nhàn, đơn vị đầu tiên của TP Hà Nội triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho 30 cán bộ, nhân viên y tế.

Nguyễn Liên

 

 

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đang cập nhật dữ liệu !