Hà Nội trước nguy cơ khủng hoảng rác

Từ ngày 6/10, Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) dừng tiếp nhận rác khiến cho toàn bộ lượng rác thải phải chuyển tải qua bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Nguy cơ khủng hoảng rác tại Hà Nội đang cận kề.

{keywords}
Bãi rác Xuân Sơn quá tải, không nhận rác trong những ngày qua.

Theo báo cáo khẩn cấp của Chi nhánh Xuân Sơn (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội), cả 3 hồ chứa nước rỉ rác tại bãi rác này đều đang vượt quá công suất chứa tối đa. Cụ thể: Hồ giai đoạn 1 (GĐ1) dung tích 31.695m3 đang chứa vượt gần 2.000m3; Hồ GĐ2 dung tích 10.000m3, đang vượt 294m3; Hồ chứa Ba Vì dung tích tối đa 9.180m3 đang vượt 240m3.

Lượng nước rỉ rác đang lưu chứa tại các hồ khoảng 54.000m3; lượng nước rỉ rác tại các vị trí đất lưu không khoảng 3.000m3.

Ngoài việc không còn khả năng lưu chứa nước rỉ rác, có hiện tượng nước rỉ rác thấm tràn lên mặt đường quanh hồ, khu đất lưu không. Việc để nước rỉ rác tại các hồ quá cao khiến các hồ thường trực nguy cơ vỡ bờ bao.

Đơn vị quản lý đề xuất phải bơm khẩn cấp nước rác sang lưu chứa tạm thời tại ô chôn lấp bùn thoát nước của UBND thị xã Sơn Tây. Có thể xem xét thi công ô chứa dự phòng nước rác tại ao chứa nước mưa có sẵn ở khu 5,6 ha Ba Vì.

Để tránh rác ùn ứ trên đường, lãnh đạo thị xã Sơn Tây cho biết, đã đưa rác tập kết tại 6 bãi tạm thời, đồng thời có biện pháp che phủ, phun khử trùng đảm bảo vệ sinh. Tương tự, địa bàn các huyện còn lại như Thanh Oai, Mỹ Đức... cũng phải tìm mặt bằng để chứa rác tạm thời trong thời gian bãi rác Xuân Sơn dừng hoạt động.

Khu xử lý chất thải "gồng mình cõng rác"

Hà Nội hiện có 2 khu xử lý chất thải rắn là Xuân Sơn (Sơn Tây ) và Nam Sơn (Sóc Sơn) xử lý rác theo phương thức chôn lấp. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp dần quá tải và sắp không còn khả năng tiếp nhận rác thải.

Tại bãi rác Xuân Sơn mỗi ngày xử lý chôn lấp 1.400 tấn rác, cao hơn kế hoạch được giao 230 tấn/ngày tương đương khoảng 20% dẫn đến quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Trong khi đó, dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý được kỳ vọng sẽ xử lý trên 90% lượng rác sinh hoạt đổ về bãi rác Nam Sơn vẫn chưa rõ thời điểm vận hành chính thức. Dẫn đến bãi rác Nam Sơn cũng luôn trong tình trạng quá tải. Đến nay đơn vị vận hành phải tiếp nhận vượt kế hoạch 76% tổng khối lượng được giao năm 2021.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện chủ đầu tư Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý cho biết, thời điểm này đơn vị đang gặp khó trong tuyển dụng lao động. Sau đợt dịch bệnh gần như chủ đầu tư phải tuyển lại công nhân từ đầu. Hiện nay, Cty đang trả lương cho lao động phổ thông với mức 30 triệu đồng/tháng, lao động tay nghề cao thì không tuyển được. Cùng với đó, chuyên gia Trung Quốc vẫn chưa được cấp hộ chiếu để sang Việt Nam. "Chúng tôi đã chủ động liên hệ với cơ quan chức năng để hỗ trợ về lực lượng lao động nhưng vẫn hết sức khó khăn", đại diện chủ đầu tư nói.

Về việc quá tải tại bãi rác Xuân Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo, cho phép Sở Xây dựng tiếp nhận rác tại khu hợp nhất giữa bãi chôn lấp số 1 và giai đoạn 2 từ ngày 1/11/2021, hoàn thành ô chôn lấp 2,2ha tại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh huyện Ba Vì song song với các thủ tục về môi trường theo quy định.

Với tình huống trạm xử lý nước rác phải ngừng vận hành do mất an toàn, lãnh đạo Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ động tính toán và thực hiện các giải pháp phân luồng rác và bơm nước rác tạm thời sang ô chứa bùn. Cho phép bổ sung kinh phí phát sinh vào gói vận hành bãi rác Xuân Sơn.

Đối với dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn, ông Nguyễn Trọng Đông yêu cầu chủ đầu tư nỗ lực hoàn thành thi công vận hành nhà máy theo quy định. Trong tháng 10/2021, phải tăng khối lượng tiếp nhận rác tại bể xử lý (tối thiểu 500 tấn/ngày). Kể từ tháng 3/2022 đưa vào sử dụng khai thác đủ công suất 5 lò đốt rác.

Đến chiều 20/10, các trạm xử lý đã vận hành trở lại, hút một phần nước rỉ rác tồn đọng. Bãi rác Xuân Sơn bắt đầu tiếp nhận rác từ một số huyện, mỗi ngày bãi rác sẽ xử lý khoảng 500 tấn rác/ngày, vận hành thử nghiệm trong 10 ngày tới.

Theo tienphong.vn

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Nghịch cảnh trời nắng thiêu đốt, diêm dân càng đổ ra đồng làm muối

Để có những hạt muối trắng ngần, diêm dân xã An Hoà (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm việc quần quật giữa trưa nắng, nhưng mỗi ngày họ chỉ có thu nhập hơn 100.000 đồng.

Động đất cường độ lớn nhất từ đầu năm ở Kon Tum

Trận động đất mạnh 3.7 độ richter vừa xảy ra tại Kon Tum. Người dân sống ở vùng tâm chấn có thể cảm nhận rõ ràng đồ đạc bị rung lắc khá mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !