Hà Nội: Trạm y tế chữa trị F0 nhẹ tại Hà Nội đã sẵn sàng, khác biệt với TP.HCM

Mô hình hoạt động trạm y tế lưu động của Hà Nội khác với TP Hồ Chí Minh. Các trạm y tế lưu động ở Hà Nội sẽ có nhiệm vụ điều trị thu dung tập trung F0 tại một cụm.

Những F1 nào được cách ly tại nhà ở Hà Nội, điều kiện gì quan trọng nhất?

Những F1 nào được cách ly tại nhà ở Hà Nội, điều kiện gì quan trọng nhất?

Chỉ 4 nhóm là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh nền là F1 thì mới được cách ly tại nhà nếu có đủ điều kiện phòng chống dịch (phòng, nhà vệ sinh riêng)…   

Trao đổi với phóng viên Infonet, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tới đây TP Hà Nội sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà sẽ thành lập trạm y tế lưu động.

Ông Tuấn cũng thông tin, mô hình hoạt động trạm y tế lưu động của Hà Nội hơi khác với TP Hồ Chí Minh. Ở TP Hồ Chí Minh F0 ở nhà, gọi điện liên hệ với nhân viên y tế đến khám, cấp thuốc.

Nhưng ở Hà Nội các trạm y tế lưu động sẽ vẫn có nhiệm vụ điều trị thu dung tập trung F0 tại một cụm (ví dụ nhà văn hoá, cơ sở nào đó). Các quận, huyện, xã, phường đều phải có địa điểm để điều trị cho F0 không triệu chứng.

{keywords}
Hà Nội, F0 không triệu chứng không đưa vào bệnh viện thì sẽ được thu dung tại các trạm y tế tại chỗ 

Được biết, Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã lưu động được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch trên địa bàn, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ chỉ đạo bộ phận liên quan chuẩn bị các điều kiện về địa điểm, nhân lực, trang thiết bị, thuốc để sẵn sàng thiết lập thêm trạm y tế lưu động.

Trao đổi với phóng viên Infonet này, Giám đốc TTYT Quận Hà Đông Trương Thuỳ Phong cho biết, đơn vị này hiện đang rà soát các địa điểm sau khi Thành phố triển khai kế hoạch.

Ngày hôm qua, TTYT quận Hà Đông đã đi khảo sát và tìm được 2 phường trong đó có phường phường Phú Lương nơi có trường Mầm non Phú Lương 2 có đủ điều kiện cơ sở vật chất làm địa điểm.

“Thực ra việc tìm địa điểm hiện nay rất khó khăn. Bởi một địa điểm ít nhất phải thu dung điều trị cho khoảng 150- 200 bệnh nhân trở lên. Nếu chỉ vài chục thì không thể.

Trong khi điều kiện nơi này phải đảm bảo đủ rộng, có khu vệ sinh. Điều chúng tôi lo nhất là chỗ vệ sinh, tắm giặt. Chưa  kể, địa điểm tối thiểu có thể thu dung được 150- 200 người. Bây giờ tìm những nơi để đáp ứng những điều kiện trên rất khó. Quan trọng nhất là địa điểm”, ông Phong thông tin.

Trước đây, quận Hà Đông có 17 trạm y tế đã có nhà văn hoá triển khai như mô hình ở TP Hồ Chí Minh là điều trị tại nhà. Trạm y tế lưu động sẽ ở các nhà văn hoá đó và nhân viên y tế đến  chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tại nhà.

“Tuy nhiên, ở Hà Nội bây giờ lại không áp dụng điều trị tại nhà mà thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng giống như cách ly F1 bây giờ - tập trung tại một cơ sở do địa phương quản lý. Như vậy buộc phải thay đổi địa điểm vì nhà văn hoá bé, trong khu dân cư. Do đó, chúng tôi hiện đang rà soát lại”, ông Phong cho hay.

Phường Phú Đô (Nam Từ Liêm) là ổ dịch phức tạp, có những ca bệnh không rõ nguồn lây. Đây là địa phương có diện tích nhỏ, dân cư đông, văn hóa làng xã. Lãnh đạo quận cho hay “người dân vẫn có thói quen ngày nào cũng tiếp xúc, rỗi rãi vào nhà nhau chơi có khi 1 ngày vài lần nên dễ lây lan dịch bệnh, dễ phát sinh thành ổ dịch. Khi có 1 ca thì dễ bùng phát”.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố mỗi xã, phường thành lập một trạm y tế lưu động, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Phòng Y tế Nam từ Liêm cho biết, Quận Nam từ Liêm đã ngay lập tức thành lập 10 trạm trên 10 phường, xã có quyết định thành lập và bố trí đủ nhân sự.

“Mục đích của trạm y tế lưu động là điều trị F0 tại nhà nhưng TP Hà Nội hiện chưa có chủ trương điều trị F0 tại nhà. Hiện phường Phú Đô ca F0 nhiều nên quận đã khởi động trạm y tế lưu động tổ chức tại Trường tiểu học Phú Đô chuẩn bị 6 phòng và các điều kiện về trang thiết bị để sẵn sàng khi nào Thành phố cho phép điều trị F0 tại nhà thì lực lượng này hoạt động ngay”, ông Tuấn cho biết.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Chư, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Đô cho biết ngay ngày hôm qua (15/11) TTYT quận đã xây dựng trạm y tế lưu động và sẽ hoàn thành xong vài ngày tới và sẽ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến KCB ban đầu cho người dân.

N. Huyền 

Hà Nội nên bỏ giới hạn 4 nhóm F1 được cách ly tại nhà

Hà Nội nên bỏ giới hạn 4 nhóm F1 được cách ly tại nhà

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không cần thiết phải thí điểm thực hiện cách ly F1 tại nhà cũng như không cần chỉ giới hạn trong 4 nhóm: người già, bệnh nền, phụ nữ có thai cho con bú và trẻ em. 

18 bé bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19 ở Quốc Oai hiện ra sao?

18 bé bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19 ở Quốc Oai hiện ra sao?

Hiện tình trạng sức khoẻ của 18 cháu bé bị tiêm nhầm vắc xin tại Quốc Oai, TP Hà Nội đã ổn định, các phản ứng viêm, sưng tấy tại chỗ tiêm đều đã hết, một vài cháu còn rối loạn tiêu hoá, sổ mũi nhẹ, viêm da cơ địa...

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Đang cập nhật dữ liệu !