Hà Nội: Thị trường lớn tiêu thụ nông sản Việt

Khả năng sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng từ 35-60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Vì vậy, đây là thị trường lớn cho nông sản Việt chiếm lĩnh.

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của các Bộ ngành Trung ương, Thành ủy và UBND Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch vùng sản xuất. Đến nay, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, có giá trị kinh tế cao: vùng sản xuất lúa chất lượng cao giá trị thu nhập tăng thêm so với lúa truyền thống từ 14-15 triệu đồng/ha/vụ; vùng sản xuất rau an toàn  giá trị đạt từ 500 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng cây ăn quả giá trị từ 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh giá trị từ 500 triệu đồng- 1,5 tỷ/ha/năm, có nơi đạt 2 tỷ đồng/năm.

{keywords}
Thành phố Hà Nội với khoảng 10 triệu dân cư trú, sinh sống học tập, làm việc, lao động, là thị trường màu mỡ cho nông sản Việt chiếm lĩnh. Ảnh: Ngô Dương

Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản và kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn của thành phố Hà Nội tại Diễn đàn trực tuyến năm 2021 mới đây cho biết: Trong lĩnh vực trồng trọt, Thành phố đã xây dựng 12 nhãn hiệu tập thể; hình thành 109 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực trồng trọt. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt như: mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích cấy bằng máy; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, công nghệ thủy canh, công nghệ màng phủ không dệt trong sản xuất rau màu nâng cao năng suất và chất lượng; mô hình rau, hoa quả trong nhà màng, nhà lưới, nhà kính kết hợp biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại IPM, ICM, áp dụng các phương pháp bảo quản tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm quả; mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch,...

Lĩnh vực chăn nuôi những năm qua cũng không ngừng phát triển. Hiện nay, toàn Thành phố có 76 xã chăn nuôi trọng điểm, gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm với 1.294 trang trại chăn nuôi. Có 59 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; xây dựng 5 nhãn hiệu tập thể (gà đồi Ba Vì, Sóc Sơn; gà mía Sơn Tây, vịt Vân Đình huyện Ứng Hòa; trứng vịt Liên Châu huyện Thanh Oai,..); trên 30 nhãn hiệu hàng hóa (trứng gà Tiên Viên huyện Chương Mỹ, trứng gà 729 Ba Vì, thực phẩm AZ của HTX Hoàng Long huyện Thanh Oai,...); 01 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm an toàn- sản xuất theo chuỗi; đã hình thành 40 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của Thành phố là 23.482 ha. Dự kiến sản lượng thủy sản năm 2021 đạt 120.000 tấn (đáp ứng khoảng 52,7% nhu cầu). Hết năm 2020, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP, vượt kế hoạch Thành phố giao.

Thành phố cũng quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, qua đó sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mặc dù có nhiều kết quả trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng nhưng  nguồn cung sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố không đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân thủ đô.

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có khoảng 10 triệu dân cư trú, sinh sống học tập, làm việc, lao động. Khả năng sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng từ 35-60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Một lượng lớn thực phẩm hiện vẫn phải nhập từ các tỉnh, thành phố trên cả nước và nhập khẩu (Gạo cần cung cấp từ bên ngoài Thành phố là 39,4%, Thịt lợn cần cung cấp từ bên ngoài Thành phố là 1,4%; Thịt trâu, bò cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 80,4%; Rau, củ, quả cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 42%...).

Hà Nội hiện đang tăng cường hợp tác, kết nối các sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố, trọng tâm phối hợp 21 tỉnh, thành phố phía Bắc như phối hợp tiêu thụ rau, củ quả với 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên. Phối hợp với 21 tỉnh, thành phố phía Bắc đã xây dựng 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cung cấp cho thành phố Hà Nội...

Từ những con số trên có thể thấy, Hà Nội đang là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản và là thị trường lớn cho nông sản Việt chiếm lĩnh.

Ngô Dương

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !