Hà Nội: Học sinh lớp 6 và tiểu học ở ngoại thành đến lớp từ ngày 10/2

Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị ngoại thành học trực tiếp từ ngày 10/2; còn học sinh ở 12 quận nội thành vẫn tiếp tục học trực tuyến.

Ngày 5/2, UBND TP Hà Nội có văn bản hoả tốc số 320 về việc cho học sinh các khối 1,2,3,4,5,6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học.

UBND thành phố thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 302 ngày 5/2.

Theo đó, trừ những khu vực có cấp độ dịch 3 hoặc 4, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 18 huyện, thị ngoại thành sẽ học trực tiếp từ 10.2 (thứ Năm) theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Học sinh lớp 1 đến 6 ở 12 quận nội thành tiếp tục học trực tuyến, trẻ mầm non nghỉ học tại nhà.

UBND các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh trở lại trường trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, đảm bảo y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp. Không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh; có kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại lớp học, trường học.

Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo, trình UBND thành phố lộ trình tiếp theo về việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn. 

Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống Covid-19 Hà Nội công bố chiều 5.2, chỉ 9 xã, phường được đánh giá cấp độ 3 (nguy cơ cao, màu cam), còn lại đều cấp 1 hoặc 2.

Đánh giá cấp độ dịch cụ thể của 9 xã, phường vùng cam như sau: Chương Mỹ (Đông Phương Yên, Phú Nghĩa, Trung Hoà), Đống Đa (Khâm Thiên, Quốc Tử Giám), Hà Đông (Vạn Phúc), Mê Linh (Chi Đông), Nam Từ Liêm (Xuân Phương), Quốc Oai (Đại Thành).

Trước đó, theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở địa bàn có dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 sẽ trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2/2022. 

 Phụ huynh học sinh mầm non ngóng ngày đi học
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, học sinh Mầm non vẫn chưa có thông tin về thời gian đi học tại trường. Trong khi đó, nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non ngóng từng ngày có thông báo cho con quay lại trường.
Chị Nguyễn Thu Hoài - phụ huynh học sinh trường mầm non Ngôi Sao Xanh (Hà Nội) cho hay: "Mặc dù lo cho sức khỏe của con nhưng tôi thấy cần thiết của việc học sinh đi học trở lại.
Cho đến thời điểm hiện tại, con gái 5 tuổi của tôi đã nghỉ học ở nhà gần 1 năm, cháu chỉ quanh quẩn ở nhà với chiếc ti vi khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi mong nhà trường có biện pháp phòng, chống dịch an toàn để phụ huynh yên tâm cho các con đi học chứ các con ở nhà lâu quá”.
Năm ngoái, chị Bích Thủy (quận Thanh Xuân, Hà Nội) còn nhờ được bà nội trông con giúp nhưng năm nay bà đau chân nên ở quê không ra thành phố hỗ trợ vợ chồng chị được, trong khi tìm giúp việc đầu năm là việc vô cùng khó nên chị Thủy chỉ mong trường học sớm mở cửa.
“Tôi rất lo lắng vì sắp tới đi làm, trong khi con trai 4 tuổi của tôi không biết gửi ai. Hơn nữa cháu ở nhà 10 tháng rồi, gần như chỉ chơi cùng bố mẹ và bà, ngoài ra không được tiếp xúc với ai cũng chẳng được trò chuyện cùng ai cả.
Tôi chỉ mong trường học mở cửa để các con sớm được đến trường”, chị Thủy nói. 

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !