Hà Nội dự kiến tăng học phí gấp 2 lần: Sao phải vội vàng ngay sau dịch?
HĐND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.
Theo đó, trong năm học 2022-2023, dự kiến mức học phí trung học cơ sở từ 50.000-300.000 đồng/tháng, tăng gấp đôi so với mức 19.000-155.000 đồng đang áp dụng.
Hầu hết các bậc còn lại cũng có mức tăng tương tự. Cụ thể, học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi năm học 2022-2023 ở vùng 1 và vùng 2 là 300.000 đồng, với vùng 3 là 100.000-200.000 đồng, vùng 4 là 50.000-100.000 đồng/tháng.
Trước thông tin học phí từ năm học tới có thể tăng gấp đôi, nhiều phụ huynh trên địa bàn Hà Nội tỏ ra khá lo lắng, nhất là vừa trải qua đợt dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng lớn đến thu nhập.
Chị Nguyễn Thu Hà (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho hay: “Chi phí học tập cho các con tăng lên sẽ là gánh nặng về tài chính đối với phụ huynh, nhất là những gia đình không có công việc ổn định.
Thời gian dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của nhiều hộ gia đình. Vì vậy theo tôi, học phí có thể tăng nhẹ hoặc tăng theo lộ trình để giúp phụ huynh thích ứng dần, đồng thời cũng cần có chính sách hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, để việc tăng học phí không ảnh hưởng đến việc học của con em chúng tôi”.
Hai vợ chồng chị Hà làm công nhân ở Đông Anh, tổng thu nhập khoảng 14 triệu đồng/tháng. Nghe tin Hà Nội có dự thảo tăng học phí năm học mới, chị Hà lo lắng. "Với gia đình thu nhập thấp, phải ở trọ như chúng tôi, đó là khoản tiền không nhỏ. Tất nhiên, dù học phí tăng thế nào, chúng tôi vẫn cố gắng cho con đi học nhưng lại phải chi tiêu tiết kiệm hơn", chị Hà chia sẻ.
Tương tự, chị Nguyễn Hà Phương (huyện Đông Anh) cũng lo lắng trước mức học phí mới. Gia đình chị Phương đều làm công nhân trong khu đô thị Bắc Thăng Long, trừ tiền thuê trọ và ăn uống thì còn chưa đầy 10 triệu đồng.
“Học phí của các con tăng gần gấp đôi sẽ gây sức ép không nhỏ cho những gia đình công nhân như chúng tôi trong bối cảnh vật giá leo thang và chưa hồi phục kinh tế sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc làm ăn còn khó khăn, trong khi nhiều thứ đang tăng giá. Rồi nhiều khoản khác cho con như tiền ăn bán trú, phục vụ bán trú, học buổi hai... cũng đều tăng. Tổng chi phí cho hai con học mỗi tháng đã ngốn gần hết thu nhập của hai vợ chồng".
Học phí tăng thực sự là áp lực với nhiều gia đình. (Ảnh minh họa) |
Thực tế, dù ở Hà Nội nhưng vẫn còn nhiều gia đình khó khăn, nhất là ở thời điểm này, cuộc sống mới chỉ có thể gọi là tạm ổn trong quá trình phục hồi kinh tế.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá cả nhiều loại hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế đều tăng, các địa phương chưa nên tăng học phí ở thời điểm hiện tại mà cần phải chọn thời điểm hợp lý hơn để việc tăng học phí không tạo thêm gánh nặng cho phụ huynh.
Các địa bàn trên thành phố được chia thành 4 vùng để xét thu học phí, cụ thể:
Vùng 1: 12 quận nội thành và các phường tại thị xã Sơn Tây;
Vùng 2: các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành;
Vùng 3: các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện;
Vùng 4: các xã miền núi thuộc các huyện.
Trong 3 năm học sau đó, học phí tăng theo từng năm. Cụ thể như sau:
Hoàng Thanh