Hà Nội đồng ý cho F0 thể nhẹ điều trị tại nhà

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc cho F0 cách ly tại nhà là hợp lý nếu đủ điều kiện. Bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị những ca bệnh nặng, có biến chứng.

Đây là nội dung được quyết định vào chiều 29/11 tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch Covid-19 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng.

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Ban Cán sự đảng UBND thành phố cho biết, hiện nay, dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, dịch có nguy cơ bùng phát và có thể xuất hiện nhiều ca bệnh mới. Nguyên nhân do mầm bệnh đã tồn tại ngoài cộng đồng, còn những ca bệnh chưa được phát hiện; dịch xâm nhập từ các tỉnh, thành phố có dịch và người nhập cảnh; trong khi tâm lý chủ quan đang tồn tại trong một số bộ phận người dân, cơ quan, đơn vị. Chưa kể, chủng vi rút biến thể lây lan nhanh khó lường (hiện Việt Nam đã có 7 biến thể).

Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn từ ngày 21/11 đến ngày 29/11, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 2.267 bệnh nhân, trong đó, có 1.402 trường hợp đã tiêm 2 mũi vắc xin (chiếm 61,8%), 213 trường hợp đã tiêm 1 mũi vắc xin (chiếm 9,4%). Trung bình ghi nhận 284 ca bệnh/ngày, tăng so với tuần từ ngày 14/11 đến ngày 20/11 (trung bình 226 ca/ngày). Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 có xu hướng tăng nhanh.

Cụ thể, giai đoạn từ ngày 11/10 đến ngày 29/11, toàn thành phố ghi nhận thêm 22.621 trường hợp F1, trong đó có 3.371 trường hợp F1 chuyển thành F0. Như vậy, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn này là 14,9%; cao hơn so với tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn từ ngày 29/4 đến 10/10. Trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một số ổ dịch cộng đồng phức tạp, bùng phát nhanh, không rõ nguồn lây, liên quan nhiều đơn vị và nhiều sự kiện tập trung đông người…

Về công tác điều trị tại bệnh viện và cơ sở thu dung, thành phố đã ban hành phương án 263/PA-UBND ngày 23/11 về phương án đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Trong đó, có việc tổ chức điều trị tại các bệnh viện và các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng 100.000 ca bệnh.

{keywords}
Hà Nội đồng ý chủ trương để F0 không triệu chứng điều trị tại nhà (Ảnh minh họa)

Tính đến ngày 29/11, 4 huyện đã thu dung điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (Hoài Đức: 39 ca; Sóc Sơn: 8; Mỹ Đức: 7; Thanh Trì: 2).

Từ ngày 1/12, tất cả các địa phương còn lại sẽ thực hiện thu dung, điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại cơ sở (thành phố chỉ điều tiết F0 tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tính đến ngày 27/11, đã có 10 quận, huyện sẵn sàng thu dung điều trị (Sóc Sơn, Đông Anh, Long Biên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thanh Trì, Ba Vì, Hà Đông).

Liên quan đến việc khảo sát hộ gia đình đủ điều kiện cách ly tại gia đình, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện khảo sát và lập danh sách các hộ dân đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà để chủ động cách ly khi có trường hợp F1.

Theo đó, đã rà soát được 1.993.336 hộ dân tại 26 quận, huyện với 778.781 hộ đủ điều kiện cách ly (F1) tại nhà. Hiện đang cách ly tại nhà 5.585 người tiếp xúc gần F1. 

Sau khi nghe báo cáo, Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố đã bám sát Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Thường trực Thành ủy thống nhất chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện một số biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19. 

Cụ thể, về điều trị, thực hiện điều trị F0 ở cơ sở xã, phường, thị trấn; củng cố hệ thống y tế cơ sở, huy động các lực lượng y tế và tăng cường tập huấn, hướng dẫn đối với lực lượng y tế cơ sở. 

Triển khai điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành Y tế. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị để hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị. Thường xuyên cập nhật trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 của thành phố. 

Thường trực Thành ủy chỉ đạo thực hiện việc cho học sinh trung học phổ thông đi học trực tiếp từ ngày 6/12 và tiếp tục nghiên cứu cho học sinh trung học cơ sở tiếp tục đến trường sau khi hoàn thành việc tiêm phủ vắc xin cho trẻ từ 12-15 tuổi theo kế hoạch. Đồng thời, Thường trực Thành ủy cũng chỉ đạo nghiên cứu có phương án tầm soát y tế phù hợp để bảo đảm an toàn cho học sinh khi quay trở lại trường. 

Hơn 20 học sinh lớp 8, 9 ở Quảng Ninh gặp phản ứng 'lạ' sau tiêm vắc xin 'do tâm lý dây chuyền'

Hơn 20 học sinh lớp 8, 9 ở Quảng Ninh gặp phản ứng 'lạ' sau tiêm vắc xin 'do tâm lý dây chuyền'

Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, hơn 20 học sinh trung học cơ sở ở Quảng Ninh có biểu hiện chóng mặt, nôn ói, tay chân run, khó thở, ngất... phải đi cấp cứu.

Bày tỏ sự vui mừng trước quyết định này của Thường trực Thành uỷ Hà Nội, ông Nguyễn Văn Học (Đội Cấn, Hà Nội) cho rằng, với quyết định cho phép F0 không triệu chứng được ở nhà là một “bước tiến” dài trong công tác phòng chống dịch của Hà Nội, là phù hợp với Nghị Quyết 128 “chung sống thích ứng, an toàn”.

“Việc làm này giúp người nhiễm không triệu chứng không còn lo ngại phải đến những cơ sở điều trị, tập trung không đảm bảo điều kiện sinh hoạt ăn uống. Điều này có thể sẽ làm bệnh trầm trọng hơn”, ông Học cho hay.

Tuy nhiên, người đàn ông này cũng lo lắng, qua theo dõi các đợt dịch thì được biết diễn biến của bệnh nhiều khi rất nhanh. Nếu không được theo dõi sát người bệnh có thể lâm vào tình trạng nguy kịch.

“Vì thế, tôi mong rằng khi để F0 không triệu chứng ở nhà thì hệ thống y tế cơ sở có cách nào đó để có người dân chúng tôi tiếp cận một cách nhanh nhất. Ví dụ có biểu hiện, diễn biến trở nặng thì hệ thống y tế sẽ trợ giúp hướng dẫn, xử trí ngay.

Mà như mấy ngày vừa qua, Hà Nội đã có liên tiếp 2 trường hợp phải cầu cứu trên MXH để được đưa đi viện hay đến viện rồi lại phải nằm trên xe cứu thương chờ kết quả xét nghiệm thì… cũng nguy”, ông Học cho hay.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc đề xuất cho F0 cách ly tại nhà là hợp lý nếu đủ điều kiện.

Các trường hợp F0 này có thể tự theo dõi sức khoẻ, thậm chí được chữa bệnh tại nhà trong trường hợp họ bị mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng. Bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị những ca bệnh nặng, có biến chứng.

Tuy nhiên, điều kiện để F0 được cách ly phải đảm bảo tuyệt đối nghiêm ngặt, không để tiếp xúc với người khác, sinh hoạt không liên quan đến người khác, không để lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Ông Nga cũng cho rằng, việc cho F0 cách ly tại nhà có thể thực hiện theo hình thức tự nguyện, họ có thể chọn đến bệnh viện hoặc xin cách ly điều trị tại nhà nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà.

“Giống như các F1, nếu được cách ly ở nhà với điều kiện có phòng riêng, điều kiện sinh hoạt tốt hơn, có thể người dân sẽ chấp hành tốt hơn. Vừa qua một số trường hợp trốn khỏi khu cách ly, hay bệnh viện vì nhiều lý do, trong đó có điều kiện sinh hoạt không bằng ở nhà, bị gò bó… Nếu được cách ly ở nhà, với những người không có triệu chứng, sức khoẻ tốt, họ thậm chí vẫn có thể làm việc bình thường trong điều kiện cách ly. Điều này không những không lãng phí tiền của, mà họ vẫn có thể làm ra của cải, vật chất cho xã hội”- PGS Nga nêu rõ.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, điều quan trọng nhất khi để F0 cách ly tại nhà là phải theo dõi chặt, không để mầm bệnh lây lan ra cộng đồng. Cần phải có những cam kết, chế tài nhất định nếu họ vi phạm quy định cách ly. Các địa phương, Bộ Y tế phải có những điều kiện cụ thể; trường hợp không có đủ điều kiện cách ly, để lây ra thì phải cho vào cách ly điều trị tập trung”.

Để đảm bảo tránh lây nhiễm khi cách ly tại nhà, các gia đình có bệnh nhân phải áp dụng triệt để các biện pháp như: Luôn luôn đeo khẩu trang, người nhà không tiếp xúc, người mắc bệnh phải có buồng riêng, sinh hoạt riêng hoàn toàn… F0 cách ly tại nhà có thể dùng điều hoà nhưng phải là hệ thống điều hoà riêng, không để không khí trong phòng người bệnh tràn ra ngoài chỗ sinh hoạt của gia đình, chung cư, có thể dùng quạt để thổi không khí trong phòng ra phía ngoài cửa sổ ngoài trời. Đặc biệt người cách ly không được dùng điều hoà nếu là hệ thống điều hoà trung tâm.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, khi cách ly tại nhà, các F0 phải biết cách tự theo dõi sức khoẻ, theo dõi các dấu hiệu, chuyển biến trong cơ thể để báo cho y tế.

N. Huyền 

Phòng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ, chuyên gia kiến nghị tiêm giảm liều

Phòng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ, chuyên gia kiến nghị tiêm giảm liều

“Tôi đề xuất xem xét phương án tiêm liều 1/2 vắc xin Pfizer cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi”, TS. Bùi Lê Minh, trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - ĐH Nguyễn Tất Thành kiến nghị.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !