Góc nhìn khác về trường chuyên qua tham luận của nữ sinh trường Amsterdam

Trong một khảo sát tại 4 trường THPT chuyên tại Hà Nội, kết quả thu được cho thấy có 45% học sinh chuyên được hỏi trả lời lựa chọn học trường chuyên để thuận lợi đi du học.

Ngày 14/11, tại trường Phổ thông Thực nghiệm, Trung tâm phát triển bền vững chất lượng giáo dục Phổ thông Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giáo dục EdLab Asia đã tổ chức diễn đàn giáo dục Việt Nam 2020: Giáo dục bền vững trong kỷ nguyên số.

Tại đây, trong các phiên thảo luận, Đỗ Quyên, học sinh lớp 12 Anh 2, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có bài trình bày tham luận trường chuyên dưới góc nhìn của học sinh chuyên.

Góc nhìn khác về trường chuyên qua tham luận của nữ sinh trường Amsterdam - 1

Trong bài tham luận, Quyên đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến trường chuyên hiện nay qua kết quả khảo sát 97 học sinh chuyên đến từ 4 trường THPT chuyên tại Hà Nội như THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT chuyên Ngữ (trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội), THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), trường THPT chuyên Sư phạm (trường Đại học Sư phạm).

“4 năm trước khi nhìn cảnh phụ huynh ngồi trước cổng trường chuyên, băn khoăn không biết trong trường chuyên có bí ẩn gì mà rất nhiều phụ huynh giành tâm huyết, hy sinh giữa trời nóng nóng đến 40 độ C vẫn ngồi hàng tiếng đồng hồ chờ con. Sự hy sinh này không chỉ diễn ra trong vài buổi thi mà còn diễn ra trong suốt thời gian dài sau đó. Chỉ 1 năm sau, mẹ em cũng trở thành một trong số phụ huynh đó. Sau 3 năm em đã có câu trả lời cho mình”, Quyên đã mở đầu bài tham luận của mình như thế.

Em cho biết trên thế giới hiện nay có một số mô hình trường chuyên như chương trình bồi dưỡng trong trường công lập, chương trình rút ngắn, học theo cấp độ cá nhân, các chuyên đề hội thảo trong trường, các trường lớp tài năng được chọn lọc. Ở Việt Nam đang theo mô hình có trường lớp riêng cho học sinh chuyên.

Trên thế giới, mô hình như Việt Nam không còn quá phổ biến. Nhưng một số nơi vẫn sử dụng như ở New York, Mỹ, học sinh lớp 8 sẽ làm một bài kiểm tra để được vào các trường chuyên. Học sinh ở các trường chuyên sẽ được học các môn như khoa học, công nghệ thông tin và họ chú trọng hơn các môn học này. Mỗi năm có khoảng 30.000 học sinh tham gia kỳ thi để trở thành một trong 4.000 học sinh của 9 trường chuyên của New York.

Quyên cũng cho biết, kết quả khảo sát mà em thu được cho thấy nguyên nhân học sinh chọn chuyên gồm: Để học chuyên sâu khả năng và đam mê của mình; để có một môi trường thuận lợi trong đó có bạn bè, thầy cô tốt hơn; để có cơ hội phát triển kỹ năng mềm, các hoạt động ngoại khóa; được tham gia các kỳ thi quốc tế; để có cơ hội du học. Trong đó, 45% học sinh lựa chọn học trường chuyên để có cơ hội, hồ sơ tốt hơn để đi du học, 25 vì môi trường, 15% do đam mê, 8% hoạt động ngoại khóa, 5% tham gia kỳ thi, 2% là lý do khác.

“Quy mô khảo sát chưa lớn, chưa đi được đến các tỉnh thành khác nên chưa phủ hết được toàn bộ học sinh chuyên. Nhưng có thực tế là không thể phủ nhận được xu hướng lớn của học sinh trường chuyên bây giờ. Học sinh vào trường chuyên để có một điểm tựa tốt để đi du học. Đó cũng là một điều dễ hiểu”, Quyên nói.

Theo khảo sát này, các học sinh lựa chọn trường chuyên vì kỳ vọng vào một trong những yếu tố như được tiếp xúc với nhiều cơ hội du học, học bổng, tham gia các hoạt động ngoại khóa có quy mô; được rèn luyện; hnh ảnh học sinh chuyên trước truyền thông: nhà lãnh đạo, nhà khoa học, công dân toàn cầu, người nghệ sĩ. Học sinh trường chuyên hướng tới 4 khuôn mẫu này.

Mặt khác, nhiều trường Đại học lớn tại Việt Nam và thế giới đều ưu tiên xét tuyển học sinh trường chuyên. Điều này tác động vào tâm lý của học sinh trường chuyên. 64% học sinh chuyên được khảo sát cho rằng trường chuyên đáp ứng được yêu cầu của học. Nếu được chọn lại thì có 77% học sinh đã học ít nhất 1 năm ở trường chuyên vẫn muốn ở lại.

Tuy vậy, qua 2 tháng nghiên cứu vừa qua, Quyên cũng rút ra kết luận về trường chuyên ở Việt Nam. Đó là thiếu nghiên cứu toàn diện để so sánh rút ra được kết luận hoàn chỉnh xem nên tiếp tục đầu tư mũi nhọn hay toàn diện; Thiếu chương trình học toàn diện; thiếu định hướng nghề: Định hướng trường lớp, thiếu chương trình liên kết với các doanh nghiệp, công ty để học sinhđược trải nghiệm; thiếu đào tạo cho giáo viên.

Bài tham luận của Quyên tuy mới chỉ ở mức nhỏ nhưng thực sự đã cho thấy một góc nhìn khác về trường chuyên, giống như em đã khẳng định từ đầu: em không quan tâm đến công tác quản lý, đến những vấn đề vĩ mô về trường chuyên mà em chỉ muốn cung cấp một cái nhìn của chính học sinh chuyên về trường chuyên.

Theo tienphong.vn

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Đang cập nhật dữ liệu !