Món quà 20/11 "độc nhất vô nhị" của cậu học trò năm ấy

15 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên cậu bé cùng chai nước mắm tặng cô giáo ngày 20/11 năm ấy.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, người dân sống chủ yếu bằng trồng lúa. Bố mẹ tôi quanh năm một nắng hai sương trồng trọt trên cánh đồng, về nhà lại chăn nuôi cốt kiếm thêm thu nhập.

Để nuôi 4 anh em tôi ăn học, bố mẹ không dám ngơi nghỉ suốt mấy chục năm qua. Chúng tôi như được tiếp thêm động lực sống và vươn lên nhờ đôi bàn tay chai sạn của bố mẹ.

Bố thường nói tôi là con gái của hai nông dân – những người làm việc vất vả từ khi mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn nên phải nỗ lực học tập tốt để thoát khỏi “kiếp" nhà nông.

Những hình ảnh bố mẹ làm việc cực nhọc, áo ướt đẫm mồ hôi như vừa gặp trời mưa vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Vậy nên từ thuở nhỏ tôi chỉ mong sau này học thật tốt, có một công việc ổn định để giúp đỡ bố mẹ.

Ngay từ những buổi đầu tiên cắp sách đến trường, được các thầy, các cô chỉ bảo ân cần, tôi thấy vui và hứng thú lạ thường. Tôi thích nghe giọng nói ấm áp mà thân tình, những cử chỉ ân cần của các thầy cô, thích cảm giác được làm chủ bục giảng... Thời gian trôi đi, tôi lớn lên với mong ước mình nhất định sẽ trở thành một cô giáo.

Vào năm học lớp 12, tôi chia sẻ mong ước của mình với bố. Bố tôi nói nghề giáo vất vả, lương lại thấp nên với sức học của mình, bố mẹ nghĩ tôi có thể chọn vào trường kinh tế. Suốt mấy tháng liền tôi trằn trọc suy nghĩ rồi lẳng lặng đăng ký vào khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tới khi biết chuyện, bố tôi nổi giận lôi đình, bố ném hết sách vở của tôi ra sân. Chưa bao giờ tôi thấy bố nổi giận như thế. Bố nói, với sự năng động, nhanh nhẹn bố tin tôi sẽ rất thành công ở lĩnh vực kinh doanh và hơn hết bố không muốn tôi thiệt thòi, vất vả.

Sau khi tôi giải thích hết nước hết cái thì bố tôi cũng chịu xuôi theo ý muốn của tôi. 18 tuổi tôi rời xa ngôi làng mà quanh năm mọi người chỉ biết đến gieo hạt, cấy cày để theo đuổi ước mơ làm cô giáo. Tôi chính thức thành cô sinh viên khoa Văn trường Sư phạm.

Đến bây giờ đã gần 20 năm đứng trên bục giảng tôi vô cùng thấm thía những gì bố lo lắng. Đúng, ngành sư phạm vất vả như làm dâu trăm họ, mỗi học sinh một tính cách,  nhất là khi làm công tác chủ nhiệm tôi phải hiểu từng em một để có những phương pháp giáo dục phù hợp.

Có những lần tôi đã khóc ngay tại lớp học vì học trò sai nhưng lại dùng những lời lẽ xúc phạm mình. Có những lần tôi không muốn đến trường vì bị phụ huynh gọi điện trách móc sao lại con họ điểm lại quá thấp... Nhưng dần dần tôi hiểu nghề mình nó thế, hơn ai hết mình phải hiểu và có những kỹ năng để những việc đáng tiếc đó không xảy ra.

Phần thưởng cho những hy sinh của tôi là có những học sinh thành đạt và tử tế, có em là bác sĩ của bệnh viện lớn, có em thành lập doanh nghiệp rất thành công…

Tôi còn nhớ, có một cậu học sinh mồ côi bố mẹ, ở với chú thím. Cậu bé đó thông minh lắm. Có một lần vào đúng ngày Nhà giáo Việt Nam cậu nhóc hớt hải đạp xe qua nhà tôi giọng ngại ngùng “cô ơi, sáng con thấy các bạn tặng hoa cho cô nhưng con không có tiền. Chú con muối nước mắm để bán, con vừa xin chú một chai để mang tặng cô”.

Tôi ôm chặt cậu bé vào lòng và cảm ơn. Cho đến giờ 15 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên cậu bé cùng chai nước mắm năm ấy. Bây giờ cậu bé ấy đã là một bác sĩ nổi tiếng, có lần còn đưa cả gia đình về thăm tôi.

Thực tế hiện nay có một số ít phụ huynh hiểu sai ý nghĩa tặng quà cho thầy cô giáo nên chạy đua vật chất với mục đích nào đó. Những người giáo viên như chúng tôi chỉ muốn nhận những món quà đơn giản nhưng chứa đựng sự tôn trọng và tình cảm chân thành.

Hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề giáo như tôi là khoảnh khắc chứng kiến bọn trẻ thay đổi: từ bướng bỉnh, lười biếng trở nên ngoan ngoãn, từ người hay trêu đùa, đánh bạn thành hòa đồng, biết giúp đỡ người khác.... Món quà tri ân chúng tôi chờ mong từ học trò chỉ có thế, đơn giản, dung dị mà sóng sánh yêu thương.

Mặc dù tôi đã nếm trải đủ đắng, cay, mặn, ngọt của nghề giáo nhưng nếu được chọn lại tôi vẫn chọn công việc này, giống như lúc đầu tôi tự tin nói với bố rằng "con không sai khi chọn nghề sư phạm".

Bích Hương

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !