Gỡ khó cho trường mầm non dân lập trước nguy cơ đóng cửa

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Theo quyết định, đối tượng vay vốn là cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gồm: nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục (cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục); nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục (trường mầm non dân lập, tư thục); trường tiểu học tư thục theo quy định của pháp luật.

Đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện: Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 ít nhất 1 tháng tính đến thời điểm vay vốn; Có Phương án vay vốn để phục hồi, duy trì hoạt động và được Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định; Tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước thời điểm ngày 23/01/2020.

{keywords}
Mầm non dân lập sẽ được vay vốn ưu đãi thời gian tới.

Mức vốn cho vay tối đa 80 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng/trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục.

Mức cho vay cụ thể đối với mỗi trường hợp do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định dựa trên phương án vay vốn.

Lãi suất cho vay 3,3%/năm. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Đồng tiền cho vay và trả nợ bằng đồng Việt Nam. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.

Vốn vay dùng để sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.

Nguồn vốn cho vay theo Quyết định này tối đa 1.400 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31/12/2023 hoặc thời điểm hết nguồn vốn cho vay, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Trước đó, Infonet đã đưa tin, đóng cửa liên tục nhiều tháng liền trong khi vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng hàng trăm triệu đồng mỗi tháng ở những vị trí đắt đỏ khiến nhiều chủ trường mầm non tư thục rơi vào cảnh kiệt quệ buộc phải rao bán, sang nhượng trường nhưng rao nhiều ngày không có người mua.

Sau hơn 1 tháng đăng thông tin sang nhượng cơ sở mầm non của mình tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), chị Lê Thị Thảo vẫn chưa sang nhượng được trường vì bị người mua ép giá.

Chị Thảo kể cơ sở mầm non của chị thành lập từ cuối năm 2019, hoạt động chưa được bao lâu đã phải đóng cửa do dịch Covid-19. Không còn cách nào khác, chị phải đành rao bán trường dù đã đầu tư gần 1 tỷ vào đó.

"Tôi từng làm giáo viên mầm non hơn 10 năm, sau đó làm quản lý cho một số cơ sở và cuối cùng được ủng hộ của chồng nên tôi quyết định mở cơ sở mầm non của riêng mình. Tất nhiên, khi mở trường vì muốn thu hút lượng học sinh đông nên tôi chọn vị trí trung tâm và thuê 2 căn biệt thự liền kề thông nhau.

Hoạt động chưa đầy nửa năm với số học sinh cũng khá đông nhưng chưa kịp thu hồi vốn thì dịch bệnh ập đến.

Lúc đầu tôi nghĩ chỉ nghỉ chừng 1, 2 tháng thôi chứ đâu có ngờ nghỉ lâu như vậy. Năm nay nghỉ nguyên từ tháng 4 đến giờ, trong khi tháng nào cũng phải đóng đủ tiền nhà 150 triệu đồng. Cực chẳng đã tôi phải buông thôi, giờ giáo viên cũng không tuyển được, vốn thì không còn để duy trì", chị Thảo cho hay.

Sau hơn 6 tháng ròng không có nguồn thu nhập, cạn kiệt nguồn vốn đầu tư, hàng loạt trường mầm non tư thục trên địa bàn TP Hà Nội gần đây liên tục phải rao bán, sang nhượng gấp. Các fanpage sang nhượng trường mầm non trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết nhưng chỉ thấy người bán mà không thấy có mấy người mua.

Thực tế thì không chỉ ở Hà Nội mà cả TP.HCM, tình trạng rao bán trường mầm non diễn ra rất nhiều. Không khó để tìm kiếm trên mạng xã hội những bài viết sang nhượng trường hay bán thiết bị, đồ chơi cho học sinh mầm non với giá rẻ bèo.

Tăng lương, đăng tuyển mòn mỏi không có giáo viên, Hiệu trưởng phải đích thân dạy lớp mầm non

Tăng lương, đăng tuyển mòn mỏi không có giáo viên, Hiệu trưởng phải đích thân dạy lớp mầm non

Dù được hoạt động trở lại nhưng nhiều chủ trường mầm non ở Hà Nội ngậm ngùi khi chưa thể mở cửa trường vì thiếu giáo viên. Có trường hiệu trưởng, hiệu phó phải đứng lớp, tất bật chăm trẻ

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !