Giúp trẻ hào hứng quay lại trường sau kỳ nghỉ Tết

Chuẩn bị cho trẻ đi học trở lại sau Tết là điều được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Sau kỳ nghỉ kéo dài với nhiều hoạt động vui chơi, đa số trẻ thường có tâm lý thích chơi và ngại đi học.

Làm sao giúp con hào hứng quay lại trường?

Sau kỳ nghỉ Tết, tâm lý đa số học sinh thường bị xáo trộn, các con ngại đến trường do đã có khoảng thời gian dài sinh hoạt theo giờ giấc của người lớn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi.

 Chương trình học những ngày đầu năm mới hướng tới tạo hứng thú cho học sinh sau kỳ nghỉ dài


Chị Nguyễn Thu Trà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết mấy ngày Tết hai con của chị thường thức chơi đến 23h đêm mới ngủ, đa phần 10h sáng hôm sau các con mới thức giấc 

“Để con nhanh bắt nhịp với việc chuẩn bị tới lớp, cận ngày đi học, tôi đã yêu cầu các con ngủ lúc 22h và thức dậy vào 8h30 sáng hôm sau.

Rồi tôi tăng dần thời gian để các con có thể dậy sớm giống như lịch học ở trên lớp. Và sáng nay khi gọi con dậy chính thức đến trường sau kỳ nghỉ dài ngày, hai con đều rất hợp tác và vui vẻ.

Tôi nghĩ rằng phụ huynh nên tập cho con thói quen ngủ sớm, dậy sớm như thời gian đi học chính thức.

Ngoài ra cũng nên nói với con về những niềm vui con có thể trải qua ở lớp như được nhận lì xì của cô giáo, rồi gặp lại các bạn mà con quý sau thời gian dài nghỉ Tết”, chị Thu Trà nói.

Cô giáo Nguyễn Phương Ngân, Hiệu trưởng trường Mầm non Ngôi Sao Xanh, cho biết tâm lý chung của học sinh sau Tết là vấn vương các buổi đi chơi, nhớ hương vị ngày Tết nên tinh thần học tập uể oải, không năng động.

 Nhà trường chú trọng các hoạt động chụp ảnh, vui chơi để trẻ nhanh chóng thích nghi với việc đến trường.

“Buổi đầu tiên nhà trường đón các con trong tâm thế rất vui tươi, cho các con chụp ảnh cùng cô giáo và các bạn. Chúng tôi tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể cho các con để vừa tạo động lực vừa giúp học trò thích ứng lại với trường lớp sau một kỳ nghỉ dài.

Đặc biệt, một vài ngày đầu, bố mẹ cố gắng đừng tới đón trẻ khi trời đã tối để không ảnh hưởng đến tâm lý của con. Bởi những lúc này con vẫn chưa thật sự làm quen lại với nhịp sinh hoạt bình thường, trẻ rất dễ sinh ra cảm giác bất an, tủi thân khi phải ở một mình chờ ba mẹ tới còn các bạn cùng lớp đã được đón sớm”, cô Phương Ngân nói. 

Theo Thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), trong khoảng 2-3 ngày cuối kỳ nghỉ Tết, phụ huynh nên tập thói quen cho con mình học tập như những ngày đi học trước đó. Việc này sẽ giúp học sinh thích nghi nhanh, tránh tâm lý uể oải trở lại học sau Tết.

“Kể cả khi đã đến lớp, giáo viên phải chấp nhận rằng trẻ sẽ mất 1,2 buổi đầu thích nghi lại với việc học tập, nhất là học sinh tiểu học, mầm non. Do đó, điều quan trọng là thầy cô giúp các em học sinh không gặp áp lực về tâm lí khi quay trở lại trường học”, thạc sĩ Lê Thị Loan nói.

Lịch đi học trở lại của học sinh

Bắt đầu từ  ngày 27/1, học sinh nhiều tỉnh, thành phố bắt đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đăk Lăk, Kiên Giang...

Ngày 28/1 (tức mùng 7/1 Âm lịch) là lịch đi học trở lại của học sinh Quảng Bình. Còn Đồng Tháp, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Long An, Khánh Hòa, Kon Tum, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Ninh Bình, Lai Châu, Tây Ninh sẽ cho học sinh đi học trở lại vào ngày 29/1 (tức mùng 8/1 Âm lịch).

Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Nam, Điện Biên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Gia Lai, Hà Tĩnh, Lào Cai, Đắk Nông, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Yên Bái, An Giang, Hà Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Bình Định, Phú Yên, Cao Bằng, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Sơn La, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Lâm Đồng sẽ cho học sinh các cấp đi học trở lại vào ngày 30/1 (tức mùng 9/1 Âm lịch).

Hoàng Thanh

Nhà báo

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Đang cập nhật dữ liệu !