'Đặc sản' dạy con của cố PGS Văn Như Cương

Với cô Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), mọi điều tốt đẹp cô đều học từ bố - cố PGS Văn Như Cương. Kỷ luật vừa đủ, không so sánh với 'con người ta' là cách dạy con của ông bố nổi tiếng này.

Học mọi điều từ bố

“Đến bây giờ, tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình là người may mắn. May mắn vì được là con của bố của mẹ. Vì cả thời thơ bé đến lúc trưởng thành, bố ít khi phải đi công tác và bởi vậy, mọi dấu mốc trong đời của tôi đều có sự hiện diện của bố".

Cuộc trò chuyện của cô Văn Thùy Dương với phóng viên VietNamNet về người bố nổi tiếng bắt đầu bằng những hồi ức thân thương như vậy.

“Ngày tôi còn bé, mọi người trêu nếu mang tôi ra Bờ Hồ để đó thì người nào biết bố tôi sẽ nhận ra tôi là con bố Cương. Bố làm gì tôi cũng lẽo đẽo theo sau. Bố trồng cây là tôi ngồi cạnh. Bố trèo hái khế là tôi đứng dưới. Bố đi đâu tôi cũng đòi theo và tôi học làm bất cứ thứ gì bố làm, học cả những điều nhỏ nhất.

Ngay cả việc nấu nướng, làm món này món nọ, tôi cũng học làm từ bố. Nhà có 3 chị em gái, mọi người nghĩ chắc bố mong con trai nên tính cách tôi giống con trai y hệt, mạnh mẽ và nổi loạn lắm. Cũng chính vì thế, bố luôn theo sát tôi.

Từ nhỏ, bố thích tôi học Toán nhưng bố quan sát khả năng của tôi để chuyển hướng sớm khiến tôi không bao giờ bị áp lực.

Tôi còn nhớ như in ngày đó, tôi nói với bố rằng 'con không thích học chuyên Toán', bố buồn lắm. Dù tôi biết bố mong có người nối nghiệp nhưng tôi tin bố đã không cố làm điều đó.

Và khi được bỏ lớp chuyên Toán, tôi đã vui mừng đến mấy đêm không ngủ được.

 Mỗi chặng đường của cô Văn Thùy Dương đều có sự hiện hiện của bố


Sau này, chính bố đã làm cho tôi và nhiều học sinh của ông muốn được theo ông để làm nhiều điều có ích. Tất cả mọi người đều hoàn toàn tự nguyện, ngay cả công việc hiện tại của tôi cũng thế.

Trong suốt quãng thời gian đi học, bố không can thiệp vào việc học của tôi và hai chị, nhưng bố có những nguyên tắc dành cho 3 chị em là 'việc hôm nay không để ngày mai', 'học thuộc lý thuyết trước khi làm bài tập", cô Dương kể.

Cô Dương nhớ lại một buổi tối, bố cô đưa cô đến nhà cô chú họ chơi, con gái cô chú bé hơn cô 2 tuổi nhưng đã thuộc lòng một bài thơ Tagore rất dài.

Trên đường về, bố bảo cô: "Con thấy em giỏi chưa, con lớn thế mà không thuộc được nửa bài thơ!".

“Tôi đoán lúc ấy bố khá sốc khi nghe tôi trả lời: 'Con không thuộc thơ nhưng con thuộc bài hát, con có cái đầu của con, em ý dùng cái đầu của em ý!'.

Từ đó, bố không bao giờ lấy 'con người ta' ra làm mẫu dạy chị em tôi mà chỉ dạy chúng tôi cách cố gắng làm tốt hơn mình của ngày hôm qua.

Sau này, theo một cách rất tự nhiên, bố khiến tôi 'tự nguyện' thuộc thơ mà không cần nhắc nhở bằng cách đọc thơ hàng ngày cho tôi nghe. Để tôi 'tắm trong thơ', cho tôi cảm thụ và sau này tôi mới nhận ra từ đó tôi tự yêu thích và tự tìm đọc thơ mà không hề có áp lực nào. Những bài thơ, bài hát đó đều gần gũi chứ không hề hàn lâm khiến tôi thấy dễ tiếp thu.

Ở cạnh bố, đi theo bố, tôi học được nhiều điều, đặc biệt trong mỗi sự việc đều phải đặt câu 'nếu... thì' để lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra". 

 Thầy Văn Như Cương trong ngày cưới của con trai cô Văn Thùy Dương


Kỷ luật vừa đủ, luôn dành thời gian bên con

"Sau này, hai bố con làm việc cùng nhau nên cũng nhiều khi căng thẳng nhưng chưa bao giờ tôi giận bố. Ngày bé tôi còn hay bị đánh vì nghịch và hay cãi. Khi có con rồi, tôi vẫn còn bị bố đánh. Đánh là 'đặc sản' của bố”, cô Dương nhớ lại.

Trong trí nhớ của cô Văn Thùy Dương, có lúc bố cô đánh rất đau nhưng chẳng bao giờ cô thấy giận bố... “Đến bây giờ tôi vẫn tin kỷ luật vừa đủ là một biện pháp giáo dục tốt.

Khi mới vào trường Lương Thế Vinh làm việc, tôi nhận vai trò giám thị và để đúng nội quy nhà trường đề ra, tôi trở thành cô giám thị nghiêm khắc và ít cảm thông.

Hồi ấy, tôi cũng buồn vì toàn bị 'đóng vai ác'. Biết điều đó, bố viết thư cho tôi: "Con hãy làm đúng trách nhiệm nhưng làm bằng cả trái tim mình. Đôi khi tha thứ cho lỗi nhỏ và cảm thông cho học sinh sẽ làm các em thay đổi tốt.

Con hãy yêu thương gần gũi để có thể các em không nói được những vấn đề vướng mắc với bố mẹ và thầy cô nhưng lại có thể nói với con".

 Thầy Cương dạy con gái "làm đúng trách nhiệm nhưng làm bằng cả trái tim". Ảnh: NVCC


"Bố luôn có cách ứng xử uyển chuyển, luôn tư duy mọi chuyện một cách rành mạch khiến cho cô con gái út thấy bản thân mình thật sự hạnh phúc khi gần 50 năm cuộc đời luôn được ở bên và học bố nhiều điều", cô Dương chia sẻ.

“Thật sự bọn trẻ bây giờ đầy đủ mọi thứ, nhà đẹp, đồ chơi đẹp, quần áo đẹp, ăn uống đầy đủ, chăm sóc sức khoẻ chu đáo...nhưng nếu có thể bớt đi mỗi thứ một ít, thay vào đó là thêm cho chúng thời gian bên bố mẹ, sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nếu cho tôi chọn, tôi vẫn chọn cuộc sống thà thiếu thốn một chút nhưng bố mẹ luôn dành thời gian cho mình. Đó là những điều tôi cảm thấy thật sự có tác dụng cho sự phát triển của con trẻ...”

Hoàng Thanh

Nhà báo

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Đang cập nhật dữ liệu !