Giọt nước mắt của vị tướng Hải quân giữa Trường Sa

Tháng 5. Hơn 9 ngày lênh đênh trên biển, đoàn công tác trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ niềm hạnh phúc khi được lại gần với biển đảo, gặp những con người nơi đầu sóng, ngọn gió, đến giọt nước mắt chia tay, những tiếc nuối khi không thể đến thăm những người lính tại nhà giàn.

Tháng 5. Hơn 9 ngày lênh đênh trên biển, đoàn công tác trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ niềm hạnh phúc khi được lại gần với biển đảo, gặp những con người nơi đầu sóng, ngọn gió, đến giọt nước mắt chia tay, những tiếc nuối khi không thể đến thăm những người lính tại nhà giàn.

Rồi sau tất cả, điều đọng lại nhiều nhất với các thành viên trong đoàn là sự vững tin, lòng tự hào về các lực lượng đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo.

Có một điều rất dễ nhận ra, nhiều chiến sỹ Trường Sa tuổi đời mới mười chín, đôi mươi đã có một tình yêu rất mãnh liệt với biển đảo.

Nguyễn Tấn Thời (SN 2000, quê Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn B tự hào: “Nhận tin con làm nhiệm vụ tại đảo, ba má em đi khoe khắp họ hàng, làng xóm".

"Từ một người tự ti về bản thân, sống trong sự bao bọc của gia đình, giờ em tự tin hơn, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn khi tìm được lý tưởng của mình”, Thời nói thêm.

Võ Ngọc Anh Thao (SN 1999, quê Bà Rịa-Vũng Tàu) đang làm nhiệm vụ trên đảo Sinh Tồn Đông. “Ngày nhận quyết định ra đảo, cả đêm em không ngủ được vì hạnh phúc. Khi đoàn tàu vang lên 3 tiếng còi lớn chào đảo, lòng em nôn nao. Trước mắt là màu xanh của đảo, của biển và cây... Em hơi run nhưng chưa từng sợ hãi bởi ý thức rất rõ nhiệm vụ thiêng liêng của mình”, Thao tâm sự.

Đặc biệt ý nghĩa khi Thao được đón sinh nhật lần thứ 20 giữa biển trời mênh mông, bên đồng đội. Được làm nhiệm vụ thiêng liêng ở Trường Sa, nhiều chiến sĩ trẻ cho biết bản thân đã trưởng thành rõ rệt.

Nguyễn Tấn Phi (SN 1999, quê tỉnh Quảng Nam, canh giữ đảo Tốc Tan C) cho hay, từ một người dễ nổi giận, hay bỏ cuộc giữa chừng, đến với Trường Sa, Phi lột xác hoàn toàn, sống kỷ luật, kiên trì và định hình được con đường tương lai của bản thân.

“Nghĩ đến lúc hết thời gian nghĩa vụ, phải xa đảo, em sẽ rất buồn và nhớ nơi đây, những tháng ngày sống với sóng gió, những đêm đi tuần…”, Phi trầm tư.

Với chiến sĩ Trường Sa, có một hậu phương thấu hiểu và đồng cảm luôn là động lực để họ có thể coi “đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

Nơi đây, câu chuyện người bố là lính đảo trong bài văn của con gái được nhiều người nhắc đến. Hai cha con ấy là trung úy Trần Đình Điệp và con gái Trần Lê Ngọc Ánh.

4 năm gắn bó với Trường Sa, người lính xứ Nghệ phải xa gia đình nhỏ của mình.

“Năm 2008, tôi nhận nhiệm vụ tại đảo An Bang. Tôi đến đây khoảng 1 tháng thì vợ sinh con đầu lòng ở quê nhà. Lúc được về phép, con gái tôi đã được 14 tháng.

Lần đầu gặp cha, nghe mẹ nói ‘bố Điệp kìa’, con bất ngờ đưa tay cho tôi bế. Cử chỉ của con khiến tôi lặng người”, anh Điệp nhớ lại.

“Hồi cháu học lớp 2, cô giáo ra đề bài viết về một kỷ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình. Con đã kể lần tôi về thăm nhà.

Lần ấy, tôi về không báo trước, lặng lẽ đứng đón con ở cổng trường.

Lúc tan học, thấy bố đứng từ xa, con gái gọi lớn tên bố rồi lao tới ôm chầm lấy. Con khóc thật nhiều vì đã lâu, hai bố con không gặp nhau…”, anh Điệp kể.

Câu chuyện được con gái anh đưa vào bài tập làm văn khiến cả lớp bùi ngùi, xúc động.

Anh chia sẻ: “Dù tôi thường xuyên công tác ở đảo xa, ít thời gian ở cạnh con gái nhưng hễ ai nhắc, cháu đều tự hào kể về tôi, kể về công việc bố đang làm và về Trường Sa”.

Tương tự, thượng tá Đinh Trọng Thắm cũng có nhiều năm xa nhà khi gắn bó với Trường Sa.

Sinh năm 1966 ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, ông có gần 30 năm công tác trong Hải quân nhân dân Việt Nam, trong đó có hơn một thập kỷ canh giữ nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

“Năm 1994, tôi lần đầu đặt chân đến đảo Đá Tây làm nhiệm vụ, những năm sau đó, tôi liên tiếp canh giữ tại đảo Đá Đông, Nam Yết, Sinh Tồn Đông và đảo Trường Sa”, ông cho biết.

Nhiều năm xa gia đình, mỗi lần nhắc đến vợ, ông Thắm đều trầm ngâm trước những hy sinh của người bạn đời.

“Cả hai lần vợ sinh con tôi đều không ở cạnh. Đứa đầu lòng khi tôi về phép thì cháu hơn 5 tháng tuổi. Lần thứ 2 tôi về thì con đã 32 tháng.

Thời điểm vợ sinh cháu thứ 2, theo lịch tôi được về nhưng cùng lúc trong đơn vị có người gia đình có việc rất hệ trọng, tôi nhường cơ hội đoàn tụ ấy cho đồng đội. Đến khi về thăm, con đã hơn 1 tuổi”, ông Thắm nhớ lại.

Với thượng tá Thắm, xa cách làm tình yêu thêm mãnh liệt, làm những cuộc hội ngộ trên quần đảo Trường Sa thêm lãng mạn.

“Năm 2011, khi tôi làm Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn Đông thì nhận tin vợ cùng đoàn thân nhân đến Trường Sa.

Sau nhiều ngày hồi hộp ngóng chờ, gặp nhau, hai vợ chồng ôm chặt, không nói nên lời. Chuyến đi ấy là dịp vợ tôi biết về nơi mình làm việc, về những vất vả và cả niềm tự hào khi có chồng là lính đảo”, ông Thắm nhớ lại.

Trong đoàn công tác số 9 ra thăm quần đảo Trường Sa năm nay có một người lính đặc biệt. Ông từng là phó chỉ huy trưởng rồi chỉ huy trưởng đảo Đá Nam. 25 năm trước, ông chia tay Trường Sa về đất liền sau 2 năm công tác.

Người lính ấy là Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An. 

Từ ngày xa đảo, ông Hiền vẫn luôn mong muốn được trở lại thăm Trường Sa - nơi ông xem như ngôi nhà thứ 2 gắn với tuổi trẻ của mình.

“Lần đầu đến đảo Đá Nam, tôi xuống tàu đúng lúc thủy triều rút, đoàn giao nhận quân phải đi bộ qua bãi san hô sắc nhọn. Từ đó tôi mới hiểu thế nào là đảo chìm, đảo nổi, những ngọn sóng bạc đầu…”, ông nói.

25 năm trôi qua, ông vẫn nhớ những niềm vui và cả những gian khổ khi canh giữ Trường Sa.

“Tôi nhớ như in cơn bão quét qua đảo năm 1992, toàn bộ nước ngọt bị cuốn đi. Để có nước sinh hoạt, chúng tôi tự chế bình chưng cất nước biển với một nồi quân y, một chiếc vòi của mặt nạ phòng chống độc và một can nhựa lớn. Nhờ vậy mà chúng tôi đã bám biển, cho đến khi được hỗ trợ từ đơn vị”, ông Hiền kể.

Tháng 12/1993, ông lên đường trở về đất liền nhận nhiệm vụ mới. Lúc chia tay, các chiến sỹ đều bịn rịn. Ông Hiền đợi chuyến xuồng cuối cùng mới lên tàu. 

“Tôi hiểu, phía trước tôi là gia đình, là cái Tết cùng người thân, còn anh em sẽ đón Tết cùng nhau trên đảo”, ông nói.

Với đại tá Dương Minh Hiền, có 3 nơi khiến ông đặc biệt ấn tượng: Một là mái trường Sĩ quan lục quân 1, hai là chiến trường biên giới phía Bắc và biển đảo Trường Sa thân yêu.

Dành tình yêu sâu nặng với biển đảo, ông đặt tên con trai đầu lòng là Dương Nam Khánh (đảo Đá Nam và tỉnh Khánh Hòa).

Cùng hành trình đến với các hòn đảo thuộc Trường Sa, Thượng tá Lương Quốc Anh, Phó tham mưu trưởng, Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) cũng có nhiều cảm xúc khi ông tham gia vào việc tổ chức dẫn đoàn đại biểu thăm và làm việc tại Trường Sa và nhà dàn DK1. 

Ông chia sẻ: “Năm 2008, tôi đến với Trường Sa, kể từ đó đến nay tôi từng công tác ở các đảo Đá Lớn, Sinh Tồn Đông, chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn, chỉ huy trưởng đảo Trường Sa.

Năm 2018, tôi kết thúc nhiệm vụ tại đảo Trường Sa và về nhận nhiệm vụ tại Lữ đoàn 146, năm nay, tôi cùng phối hợp đưa 4 đoàn đi thăm và làm việc tại Trường Sa và nhà giàn DK1”.  

Gần 10 năm trên đảo, tình yêu biển đảo theo năm tháng ngấm vào máu thịt, thành một thói quen mà khi về đất liền ông vẫn tìm thấy trong những giấc ngủ. “Chuyến trở lại lần này tôi đặc biệt xúc động khi nghe một bé gái gọi lớn tên mình. Gần một năm trôi qua mà bé vẫn nhớ tôi". 

Đêm chia tay quân và dân trên đảo, ông nghẹn ngào khi nghe các cháu hát bài Quê em ở Trường Sa. Bài hát cất lên từ những đứa trẻ hồn nhiên, tự hào về nơi mình sinh ra.

Với thượng tá Lương Quốc Anh, những ngày ở Trường Sa, dù vất vả đến đâu nhưng cứ mỗi sáng thức dậy, nghe tiếng chuông chùa vang lên, là trong lòng cảm thấy ấm áp, thêm vững tin.

Trong hải trình thăm và làm việc tại Trường Sa và nhà giàn DK1 lần này, nhiều người trong đoàn xúc động và nhắc nhiều đến hình ảnh chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện 2 lần rơi nước mắt, nghẹn ngào trước giờ phút chia tay quân dân tại đảo Trường Sa và các chiến sĩ nhà giàn DK1 Phúc Tần.

Đó là buổi chia tay quân và dân trên đảo Trường Sa tối 10/5. Quân, dân trên đảo xếp thành hàng dài, hát vang những bài hát về người lính thay lời tạm biệt.

Trong màn đêm, những ngọn đèn biển soi rõ từng gương mặt. Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện nhiều lần lau nước mắt, nghẹn ngào không nói nên lời.

Đoàn công tác thêm một lần nghẹn ngào khi không thể đặt chân lên nhà giàn DK1 Phúc Tần do sóng lớn, dù khoảng cách chỉ còn vài trăm mét.

Biết không thể vào thăm nhà giàn, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện chỉ đạo đoàn công tác giao lưu với các chiến sĩ nhà giàn qua hệ thống đàm thoại.

Những bài hát, những lời dặn dò, nhắn nhủ qua bộ đàm được hai bên dành cho nhau. Nhiều thành viên trong đoàn đã bật khóc khi nghe giọng hát, lời chia sẻ của các chiến sĩ nhà giàn.

Phút chia tay, từ mạn trái tàu kiểm ngư KN491, Chuẩn đô đốc nhìn lên nhà giàn qua ống nhòm. Thấy hình ảnh chiến sĩ vẫy lá cờ Tổ quốc hiên ngang từ nhà điểm cao nhà giàn, những giọt nước mắt lại lăn dài trên má của vị tướng hải quân.

Cuối hành trình, Chuẩn đô đốc, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân Phạm Văn Luyện chia sẻ với PV VietNamNet:

Mỗi một lần ra Trường Sa tôi đều cảm nhận Trường Sa lớn mạnh lên về mọi mặt, từ khả năng sẵn sàng chiến đấu đến bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ, sự đồng sức, đồng lòng của quân và dân để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia trên biển. Điều đó tạo được niềm tin rất vững chắc cho chúng ta ở đất liền, cho các địa phương trên cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.

Mỗi một chuyến đi đều giúp các cán bộ đảng viên, nhân dân, kiều bào hiểu thêm về vị trí vai trò của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, kiều bào ở nước ngoài có việc làm hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng, củng cố thế trận trên biển đảo mà chúng ta xây dựng.

Sự đóng góp to lớn của nhân dân cả nước với Quân chủng Hải quân nói chung, với quần đảo Trường Sa nói riêng, chúng tôi hứa sẽ sử dụng hiệu quả.

- Qua chuyến công tác, ông nhìn thấy quần đảo Trường Sa của chúng ta có những thay đổi rõ rệt ra sao?

Sau chuyến đi, tôi nhận thấy điều kiện sinh hoạt của quân dân trên quần đảo đã được cải thiện, phát triển nhiều so với những năm trước đây về nhiều mặt.

Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt xây dựng bảo vệ Tổ quốc trên biển, chúng ta phải tiếp tục cố gắng và có sự đóng góp, đầu tư nhiều hơn nữa.

- Lúc chia tay quân dân ở đảo Trường Sa và chiến sĩ ở nhà giàn DK1, ông đã rơi nước mắt, ông có thể chia sẻ về cảm xúc trong khoảnh khắc ấy?

Lúc chia tay thì đa phần người ta sẽ buồn. Tuy nhiên khi chia tay ở Trường Sa cảm xúc của tôi rất đặc biệt. Nhìn thấy anh em chiến sĩ, quân dân trên đảo tổ chức đưa tiễn nghiêm trang, chân thành, tạo cho tôi một cảm xúc rất bồi hồi, rất nhớ nhung.

Điều khiến tôi tiếc nuối nhất trong chuyến công tác là không thể lên được nhà giàn DK1 Phúc Tần, mặc dù biết các lực lượng đóng quân trên nhà giàn trang bị tương đối tốt, tuy nhiên sinh hoạt trên đó khó khăn hơn. Nếu đoàn vào được sẽ động viên tinh thần anh em rất lớn. Nhìn thấy rất gần mà không thể đến được, điều ấy tạo cảm xúc rất mạnh cho bản thân tôi và thành viên trong đoàn.

- Từng đến Trường Sa nhiều lần, ông có thể chia sẻ một kỷ niệm đặc biệt?

Năm 1996, khi tôi đến làm việc tải đảo An Bang, trong lúc anh em chiến sĩ xem văn công biểu diễn văn nghệ, có một số anh em làm nhiệm vụ đứng gác.

Tôi tiến lại gần một chiến sĩ trẻ và nói: “Cháu vào xem văn nghệ đi, để tôi gác thay cho”. Tuy nhiên, chiến sĩ trẻ một mực từ chối. Tôi thực sự xúc động về những hi sinh thầm lặng của những người lính ngày đêm canh gác nơi biển đảo.

Đoàn Bổng - Thiết kế Diễm Anh

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !