Nữ thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ- Địa chất với profile 'cực chất': Cứ thấy thầy cô sáng đèn là hỏi bài!

Với quan niệm học để hiểu bản chất, Nguyễn Thị Minh Nguyệt – sinh viên K61 khoa Kỹ thuật môi trường, ĐH Mỏ- Địa chất luôn tìm cho mình nhiều phương pháp học tập riêng, độc đáo.

Minh Nguyệt được biết đến là nữ sinh có bảng thành tích dài dằng dặc, trong đó cô xuất sắc trở thành nữ thủ khoa đầu ra của ĐH Mỏ - Địa chất.

Infonet đã có cuộc trò chuyện với Minh Nguyệt xung quanh những nỗ lực cũng như bí quyết học tập, nghiên cứu khoa học của nữ sinh này.

PV: Ngành kỹ thuật được biết đến là ngành tương đối khó với con gái. Trước khi chọn học ngành Kỹ thuật môi trường em đã tìm hiểu chưa?

Trước khi chọn ngành Kỹ thuật môi trường em cũng đã tìm hiểu rất kỹ, em thấy đây là một ngành phát triển rất tốt trong tương lai.

Trong những năm gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có tiềm năng về phát triển các khu công nghiệp.

{keywords}
Nữ sinh Nguyễn Thị Minh Nguyệt – thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ - Địa chất

Đặc biệt tại Bắc Ninh, nơi mà em đang sinh sống, có rất nhiều các khu công nghiệp lớn nhỏ nên chắc chắc sẽ có chất thải phát sinh (trong môi trường đất, nước, không khí) gây ô nhiễm. Do vậy em đã quyết định theo đuổi ngành Kỹ thuật môi trường để hy vọng có thể góp sức mình cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Em nhận thấy ngành này phù hợp cho cả nam và nữ, vì con gái có thể làm các mảng về tư vấn, quản lý môi trường khu công nghiệp cũng không vất vả lắm.

PV: Trong quá trình học tập em đã giành được rất nhiều thành tích đáng nể. Vậy em có thể chia sẻ về bí quyết học tập cũng như việc cân bằng thời gian học, nghiên cứu khoa học và tham gia hoạt động tập thể không?

Trong những giờ lên giảng đường, em luôn cố gắng chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, nhất là những phần nhấn mạnh của thầy cô. Thường thì em cố gắng nắm bắt được bài giảng luôn, không hiểu chỗ nào em cũng mạnh dạn trao đổi với thầy cô để được làm rõ.

Khi về nhà em dành 2-3 tiếng để ôn tập lại. Trước kỳ thi em thường có kế hoạch ôn luyện phù hợp, môn khó ôn thật kỹ bằng hiểu mới thôi, có thể thay chỉ số để tính toán ôn luyện.

Nhiều khi em cũng nhờ tới các anh chị khóa trên hoặc các bạn cùng nhóm để nâng cao hiệu quả học tập.

{keywords}
Nhờ cách học tập hiệu quả mà Nguyệt giành được nhiều học bổng giá trị.

Vì chúng em học theo tín chỉ nên nhiều khi có tiết học mới phải đến lớp. Tuy nhiên em thường ở trường cả ngày, hễ trống tiết là em lại lên thư viện học tập để tối về có thời gian nghiên cứu.

Trong hoạt động tập thể, phong trào thi đua thì nhà trường cũng đã cố gắng chọn thời điểm thích hợp để không làm ảnh hưởng tới việc học của sinh viên.

PV: Em tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) từ khá sớm, điều đó có lợi thế gì?

Theo quy định của nhà trường thì sang năm học thứ 3 là sinh viên có thể tham gia NCKH.

Em thích NCKH về các lĩnh vực tự nhiên thiên về khoa học trái đất như: trượt lở, sự nóng lên của trái đất, về địa chất, về các di sản thiên nhiên và sự xáo trộn môi trường trong tự nhiên.

Ưu thế của sinh viên khi tham gia NCKH là có thể hiểu sâu về lĩnh vực theo đuổi, tạo cho sinh viên một môi trường năng động, tính tự giác được nâng cao, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình.

{keywords}
Nhóm nghiên cứu của Nguyệt xuất sắc giành giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.

Điều may mắn nhất của em là thầy cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong cả học tập, nghiên cứu và cuộc sống.

Thầy cô luôn tạo cho chúng em một không gian học vui vẻ, xen lẫn chuyên môn cùng các lời khuyên khi ra cuộc sống.

Khi chúng em chưa hiểu bài thầy cô luôn nhẹ nhàng giảng đi giảng lại, không chỉ trên lớp mà tối đến sinh viên muốn hỏi bài thầy cô vẫn sẵn sàng giúp đỡ kể cả đang lúc nửa đêm. Cứ thấy thầy cô sáng đèn trên mạng là em nhắn tin hỏi bài.

Hiện tại, nhiều sinh viên năm thứ nhất đã đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ, trang trải phí sinh hoạt. Theo em, sinh viên có nên đi làm thêm không?

Em được sinh ra trong một gia đình thuần nông, bố mẹ em cũng rất vất vả để nuôi 2 chị em ăn học. Theo em sinh viên nên đi làm thêm, nhưng năm nhất thì chưa nên đi làm thêm vội vì để bản thân thích nghi trước đã.

Em nghĩ tầm năm 2, 3 trở đi thì nên đi làm thêm để phát triển bản thân hơn, em khuyên là các bạn nên đi làm thêm theo ngành mình học (có thể là không có lương hoặc lương thấp) để lấy kinh nhiệm.

Tuy nhiên một số bạn có thể khó khăn hơn thì có thể vẫn sắp xếp đi làm thêm để giúp đỡ bố mẹ nhưng phải cố gắng phân bổ thời gian sao cho hợp lý tránh làm ảnh hưởng tới việc học.

Khó khăn nhất trong quãng thời gian làm sinh viên của em là lúc em bắt đầu bước sang năm thứ 4. Bố mẹ em lúc đó cũng khó khăn nên em tự phải cố gắng để nuôi bản thân và em trai ăn học.

Tình cờ em bén duyên vào kinh doanh online nho nhỏ nhưng cũng đủ chi tiêu cho 2 chị em. Em chỉ làm công việc này vào lúc rảnh.

Một thời gian sau em đã đi làm tại 1 công ty về môi trường để học hỏi kinh nhiệm từ các anh chị đi trước.

Em có lời khuyên gì với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường không?

Em nghĩ rằng, trong cuộc sống các bạn hãy luôn vững tin và sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình, có ước mơ có cố gắng thì chắc chắc sẽ có thành công.

Là sinh viên hãy cố gắng học thật tốt, học để tích lũy thêm cho bản thân để khi ra trường với tấm bằng tốt thì cơ hội xin việc cũng sẽ có nhiều lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn cũng nên rèn luyện nâng cao các kỹ năng mềm cơ bản để phục vụ công việc tốt nhất.

Dự định sắp tới của em là gì?

Đợt trước em nộp hồ sơ vào Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Foxconn và may mắn đảm nhận vị trí công việc ở khối trung ương của Tập đoàn.

Em sẽ vừa làm vừa học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn về ngành Kỹ thuật môi trường. Tuy biết là sẽ vất vả khó khăn hơn nhưng em tin nếu cố gắng thì sẽ có cơ hội để thành công.

Thành tích nổi bật của Minh Nguyệt:

Về thành tích học tập:
- Đạt danh hiệu sinh viên có thành tích học tập Tốt năm học 2016-2017, danh hiệu sinh viên Xuất Sắc năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021

- Được Quỹ khuyến học HUMG trao tặng giấy khen Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nhất năm học 2018-2019

- Được trao tặng Học bổng của tổ chức Khoa học và Giáo dục gặp gỡ Việt Nam, học bổng Odon Vallet năm học 2019-2020

Về thành tích Nghiên cứu khoa học:

- Top 11 sinh viên Triển vọng nhất cả nước, có thành tích Nghiên cứu Khoa học xuất sắc, nhận giải thưởng KOVA Prize lần thứ 18, năm 2020.

- Đạt giải Nhì Nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ 32, năm học 2018-2019.

- Đạt giải Nhất Nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ 33 năm học 2019-2020.

- Đạt giải Ba NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020”.

Về thành tích hoạt động Đoàn – Hội:
- Đạt danh hiệu SV có thành tích tốt trong phong trào Văn - Thể năm 2017

- Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp trường năm học 2017-2018

- Đạt danh hiệu SV có thành tích tốt trong phong trào Văn - Thể năm 2018

- Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Thành phố Hà Nội năm học 2018-2019

- Được khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên năm học 2018-2019

Hoàng Thanh

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Đang cập nhật dữ liệu !