Giới trẻ các nước châu Á làm gì trong ngày lễ Thất tịch?

Ngày lễ Thất tịch năm 2022 sẽ diễn ra vào thứ Năm ngày 4/8 Dương lịch. Những năm gần đây, ngày lễ này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều.

Nguồn gốc ngày lễ Thất Tịch

Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu truyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang - Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Lễ Thất Tịch
Lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Tuy nhiên, vào một ngày Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch được gặp nhau một lần.

Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Theo như tên gọi, ngày này luôn rơi vào ngày 7/7 Âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Ở Trung Quốc, ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Tiết Thất Tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm 7/7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Các nước châu Á làm gì trong ngày lễ Thất Tịch?

Tại Nhật Bản cũng có lễ hội Thất Tịch, kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata.

Theo đó, vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Bên cạnh đó, nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, các bé sẽ cùng nhau trang trí cho cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi mơ ước của mình.

Một trong những biểu tượng đáng nhớ của Tanabata ở Sendai là những cột giấy Fukinagashi với 5 màu sắc sặc sỡ được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5-6m, Fukinagashi là 1 trong 7 vật trang trí được xem như vật trung gian mang lời cầu nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh.

Lễ Thất Tịch
Lễ Thất Tịch (ngày 7/7 âm lịch hàng năm) được xem là lễ tình yêu của một số nước châu Á.

Tại Trung Quốc, vào ngày này các cô gái trẻ trưng bày các món đồ nghệ thuật tự tạo và cầu mong lấy được một tấm chồng tốt. Vào lễ Thất Tịch, các cô gái sẽ cùng ngồi dưới trăng, tập thêu thùa, cầu mong Chức Nữ se cho mối duyên lành.

Ngoài ra, còn có một hoạt động lễ hội phổ biến là khắc trái cây. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

Vào lễ Thất Tịch, phụ nữ muốn trổ tài khéo tay thường làm món xảo quả, món bánh chiên có thành phần bột, đường và mè đen.

Tiết Thất Tịch là dịp bày tỏ tình yêu chân thành, do đó nó thường được xem là ngày lễ tình yêu của người Trung Hoa và một số nước châu Á khác. Thật đáng buồn là ngoại trừ một số khu vực miền quê, những tập tục truyền thống trong ngày này đã dần vắng bóng và biệt tích ở Trung Quốc.

Ngày nay thế hệ trẻ Trung Quốc thường không biết mấy đến nguồn gốc của Tiết Thất Tịch và những tập tục trong ngày lễ tình yêu của Trung Hoa, họ thường quen tán dương ngày lễ Valentine, ngày 14/2, của người phương Tây.

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch còn được gọi là Chilseok. Theo truyền thống của người Hàn, họ sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này là bánh mì bột mì và bánh mì nướng.

Vì những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì nên dịp lễ này người ta thường xem đây là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì.

Tại Việt Nam, lễ Thất Tịch còn được biết với tên gọi “Ông Ngâu bà Ngâu”. Người Việt có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu/ Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” để nói về mối tình bi thảm này. Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt, bền lâu.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7/7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Đồng thời, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Thanh Bình

Đôi bạn thân Hà thành chi 600 triệu du lịch 19 nước: ‘Chuyến đi xa xỉ chỉ xứng đáng khi bạn có thu nhập phù hợp’

Đôi bạn thân Hà thành chi 600 triệu du lịch 19 nước: ‘Chuyến đi xa xỉ chỉ xứng đáng khi bạn có thu nhập phù hợp’

"Mình đồng ý với việc có tiền là đi du lịch nhưng phải đi ở mức độ nào. Ví dụ thu nhập 10 phần, mình dùng 2 phần để đi chơi. Du lịch là "đi một ngày đàng học một sàng khôn", Phương Linh bày tỏ với Infonet.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Thực hư chiêu lừa đảo trực tuyến mới được dân mạng chia sẻ rần rần

Các chuyên gia chưa ghi nhận trường hợp người dùng bị lừa đảo trực tuyến bằng hình thức quét mã QR trên phiếu trúng thưởng trong bưu phẩm shipper gửi đến. Song, người dân vẫn cần cảnh giác với bưu phẩm lạ và chương trình tri ân không rõ nguồn gốc.

Tố quán phở Hà Nội lên mạng, khách bị con gái chủ quán 'mắng té tát'

Mới đây, thực khách tên L. có bài viết chia sẻ trải nghiệm không tốt tại quán phở bò sốt vang ở Thể Giao, Hai Bà Trưng, Hà Nội vào ngày 21/1. Chị L. bức xúc khi con gái chủ quán nhắn tin chỉ trích thậm tệ.

Đám cưới con gái chủ tiệm vàng: Sính lễ toàn kim cương, pháo hoa rợp trời

Yêu xa 1 năm, gặp nhau 3 lần, nam luật sư cùng người thân từ Mỹ về Việt Nam cưới con gái chủ tiệm vàng. Lễ vu quy, quà tặng hai nhà dành cho cặp đôi đều đính kim cương.

Người đàn ông liên tiếp dùng đầu gối, cùi chỏ đánh bạn của con ngay giữa đường

Ông P.T.M. đợi cháu L.G.K. đi học về, đón lõng giữa đường hỏi chuyện, sau đó liên tiếp dùng đầu gối, cùi chỏ đánh đến mức K. phải nhập viện điều trị.

Sa Huỳnh - học trò Trần Tiến gây sốt với nhiều clip Bolero triệu view

Có lần trong sinh nhật của thầy mình - nhạc sĩ Trần Tiến, Sa Huỳnh đã quỳ dưới chân thầy bày tỏ tri ân. Theo Sa Huỳnh, nhờ kỹ thuật hát thính phòng cô được trao truyền từ người thầy khả kính nên mới có một Sa Huỳnh Bolero như ngày nay.

Những người có ảnh hưởng đang bắt đầu rời bỏ mạng xã hội Trung Quốc

Sau khi các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc yêu cầu các tài khoản có số lượng lớn độc giả theo dỗi phải tiết lộ danh tính, xu hướng rời bỏ mạng xã hội đang bắt đầu diễn ra.

Nghe dụ dỗ ngon ngọt trên mạng, mẹ 2 con mất 320.000 USD tiền tiết kiệm cả đời

Adeline, sinh sống ở Singapore vô cùng đau khổ khi bị lừa mất hơn 320.000 USD (khoảng 7,7 tỷ đồng) chỉ trong vòng 1 tháng.

Bệnh viện Việt Đức phản hồi tin 'bác sĩ Hà Duy Thọ' giới thiệu công tác ở viện

Một kênh YouTube có tên "bác sĩ Hà Duy Thọ" giới thiệu ông này từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, Bệnh viện Việt Đức phản hồi cho biết không hề có nhân sự trên.

Đang cập nhật dữ liệu !