Bài toán tiểu học 'dễ như ăn kẹo' mà khiến dân tình chia hai phe, tranh cãi 3 ngày không hồi kết
Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bài toán tiểu học này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Toán học tưởng khô khan nhưng thực ra vô cùng thú vị và chứa vô vàn những câu hỏi tư duy logic, đòi hỏi người học cần phải có IQ cao, cộng thêm khả năng phân tích, quan sát chặt chẽ. Nhiều câu đố Toán học đưa ra những dữ liệu "bẫy" và chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ mới đưa ra được đáp án đúng.
Chẳng hạn mới đây, một bài toán được chia sẻ rầm rộ trên Tiktok hoàn toàn không cao siêu mà chỉ đơn giản là phép cộng trừ nhân chia dành cho các bạn học sinh tiểu học nhưng khiến dân tình chia làm hai ngả.
Câu hỏi như sau: 40 chia cho 1 nửa rồi cộng với 15 thì bằng bao nhiêu? Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng sau đó, phép tính này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số cư dân mạng cho rằng, đáp án chính xác là 95. Luồng ý kiến khác lại khẳng định 17 mới là câu trả lời đúng. Tại sao lại có nhiều kết quả chỉ với một phép tính như thế?
Nguồn cơn của sự tranh cãi chính là ở hai chữ 1 NỬA từ câu hỏi được cho. Một nửa là dữ liệu khá mơ hồ bởi không thể biết là 1 nửa của 40 hay 1/2. Mỗi cách hiểu vì thế sẽ cho ra các đáp án tương ứng. Cụ thể, nếu 1 nửa là 0,5 thì phép tính sẽ là: 40÷½ 15= 95. Nếu 1 nửa của 40 phép tính sẽ là: 40:20 15 = 17.
Thực tế, trong nhiều bài tập toán tiểu học chúng ta vẫn thường gặp những đề bài kém chặt chẽ như thế. Dữ liệu mập mờ, cách hỏi thiếu logic khiến nhiều người đau đầu. Chẳng hạn bài toán tương tự sau đây: "Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?".
Cụ thể có hai vế khiến người xem không ngừng đặt câu hỏi: "Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178kg gạo" và "Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo" là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?
Những tưởng đề toán tiểu học chỉ là những phép cộng trừ cơ bản, ngờ đâu khiến người lớn đau đầu không kém vì không thể tìm ra lời giải hợp lý. Tuy nhiên, Toán học không như Văn học, không có cái khái niệm kiểu như "cảm thụ văn học". Toán học cần sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ. Vậy nên những đề bài mập mờ không chỉ khiến học sinh hoang mang mà còn gây ra những tranh cãi không đáng có.
Theo nhipsongviet.toquoc.vn