Sự cố giáo viên dạy online: 'Nóng giận mất khôn' và bài học kiềm chế cảm xúc

Năm học mới bắt đầu bằng những tiết học giảng dạy trực tuyến. Thế nhưng liên tiếp các sự cố xảy ra khiến chúng ta phải nhìn nhận rằng không chỉ học sinh mà cả giảng viên cũng cần chuẩn bị tâm thế tốt.

Ngày 17/9, một đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội vì tình huống giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp học online sau khi sinh viên nhờ thầy giảng lại vì mưa to không nghe rõ.

Đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã xác nhận sự việc trên xảy ra trong một lớp học trực tuyến khoa Điện-điện tử của trường. Theo đó, mục đích ban đầu của giảng viên là nhắc nhở sinh viên học tập trung hơn nhưng do không kiềm chế được cảm xúc nên đã có lớn tiếng với sinh viên. Nhận thấy không phù hợp, giảng viên sau đó đã cho sinh viên vào lớp tiếp tục học.

{keywords}
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Sau sự việc, giảng viên đã xin lỗi về việc dùng ngôn từ chưa phù hợp với sinh viên và hứa sẽ sử dụng phương pháp mềm dẻo hơn trong việc giảng dạy môn học. Giảng viên cũng bày tỏ sự đáng tiếc vì việc này gây ảnh hưởng đến mọi người. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có nhiều chia sẻ cùng giảng viên và hứa tập trung hơn trong giờ học.

Không chỉ vụ việc trên, mấy ngày qua trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện đoạn ghi âm lời lẽ của cô giáo Y. (dạy văn cấp 3 ở Quảng Trị) xúc phạm học sinh trong giờ học online bằng những lời khó nghe như 'quái thai tâm hồn'.

Theo tường trình của cô Y. thì trong khi cô đang giảng bài thì em G. có lời lẽ tục tĩu, hỗn láo với cô khiến cô bức xúc. Do không giữ được bình tĩnh nên cô giáo phát ngôn thiếu chuẩn mực như clip phát tán trên mạng.

Cô Y. cho biết mình có kinh nghiệm 26 năm trong nghề nhưng lần này cô đã "giận quá mất khôn" và thừa nhận dù là lỗi của học sinh đi nữa thì cách xử lý của cô như thực tế diễn ra là hoàn toàn sai.

{keywords}
Ảnh minh họa

Nói về những sự cố đang tiếc trong giờ học online trên, cô Nguyễn Phương Chi – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho rằng, người đã chọn nghề sư phạm thì bản thân buộc phải rèn luyện nhân cách. Giáo viên là người dạy cho học trò bằng nhân cách của mình, làm gương về hành vi ứng xử cho đứa trẻ nên không thể nói vì áp lực mà xúc phạm học sinh.

“Giáo viên phải luôn nhớ mình là nhà mô phạm, không có bất kỳ lý do nào có thể ngụy biện cho việc chửi mắng học sinh, xúc phạm thậm tệ các em. Giáo viên còn dùng những lời tục tĩu thì hỏi rằng dạy được ai?

Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại bản thân giáo viên hiện nay có quá nhiều áp lực. Để tránh việc áp lực nghề nghiệp tạo nên những lời nói khó nghe, giáo viên cần phải được trang bị kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kiềm chế cảm xúc bằng những giới hạn của mình.

Thay vì tức giận, dùng những lờii nói khó nghe thì giáo viên hãy cảnh báo đến học sinh sự không hài lòng của mình và báo hiệu cho các em hậu quả khi vượt qua giới hạn.

Nếu trên lớp không kiềm chế được cảm xúc vì thái độ của học sinh thì giáo viên nên chuyển mối quan tâm sang việc khác như giảng sang phần khác, tạm quên đi học sinh làm mình khó chịu và cảnh báo các em”, cô Nguyễn Phương Chi bày cách giúp giáo viên kiểm soát sự nóng giận.

Cô Phương Chi nhấn mạnh rằng, nếu giáo viên gặp những hành vi vi phạm vượt qua giới hạn cho phép của một học sinh, ví dụ học sinh nói tục, thái độ ngỗ ngược,... thì giáo viên vẫn cần bình tĩnh để xử lý vấn đề theo hướng dùng những kỷ luật tích cực chứ tuyệt đối không xúc phạm hay dùng bạo lực để xử lý.

Tất nhiên, bình tĩnh không có nghĩa là nhún nhường và cho phép học sinh tiếp tục hành vi sai lầm. Lúc này, giáo viên nên xử lý vấn đề riêng với đối tượng học sinh vi phạm, tránh để hành vi xấu lan rộng đến những học sinh khác.

Kỷ luật tích cực giúp học sinh nhận thức về hành vi của mình, nhìn nhận được về tinh thần trách nhiệm của bản thân, cho các em thấy những kỳ vọng với hành vi tích cực. Các em cũng sẽ nhìn thấy được những hệ quả từ những việc làm, hành động của bản thân.

Hoàng Thanh

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.