Nỗi 'thèm Tết' của nam sinh theo ngành phi công trên đất Ấn Độ

Mỗi dịp Tết đến, du học sinh Việt đều chung nỗi nhớ nhà da diết, ai cũng nghẹn ngào khi nhìn thấy hình ảnh gia đình quây quần bên nhau.

Có lẽ người Việt xa xứ, nhất là những du học sinh giờ này đều chất chứa những cảm xúc chạnh lòng trong những ngày cuối năm vì bận học tập hay vì điều kiện kinh tế, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên không thể về ăn Tết bên gia đình. Giữa khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới, trái tim mỗi du học sinh lại càng bồi hồi nỗi nhớ nhà khôn nguôi.

Hai cái Tết xa nhà, Đỗ Quang Nhật (SN 2000) - sinh viên chuyên ngành phi công quân sự tại Ấn Độ cũng có những lúc rất nhớ gia đình, bạn bè, nhớ không khí đặc trưng những ngày Tết của Việt Nam.

{keywords}
Đỗ Quang Nhật - du học sinh Việt tại Ấn Độ 

Quang Nhật kể lý do em chọn ngành ngành phi công quân sự một phần là do bố mẹ định hướng, một phần là mong muốn của bản thân được trải nghiệm nhiều điều mới lạ, thử thách bản thân và để trở thành một người công dân tốt cống hiến cho Tổ quốc.

Khi quyết định đi du học, Quang Nhật cũng đã chuẩn bị tinh thần với việc xa gia đình, xa những người thân yêu và có những cái Tết xa nhà nhưng Tết đến Quang Nhật vẫn không khỏi xúc động khi nghĩ đến gia đình.

Tết năm đầu mới sang Ấn Độ, nhìn thấy gia đình quây quần bên nhau, Nhật nghẹn ngào, nhưng chỉ khi kết thúc cuộc gọi với mẹ cậu mới dám rơi nước mắt để gia đình khỏi lo, ngày nào cũng gọi nhưng lúc nào cũng thấy nhớ nhà, nhớ Tết quê nhà.

Lướt web thấy các bạn ở quê nhà chia sẻ những hình ảnh thành quả dọn dẹp nhà cửa hoặc “khoe” thành tích biết gói bánh chưng, Nhật cũng thấy nao lòng, chỉ ước có thể bay ngay về, sà vào lòng mẹ kể đủ thứ chuyện trên đời, rồi cùng bố đi lên phố chọn đào....

{keywords}
Đón Tết ở một nơi xa, Nhật và các bạn sẽ tự nấu các món Việt và đón Tết cùng nhau

“Hiện nay tình hình dịch tại Ấn Độ cũng khá phức tạp, nhiều ca nhiễm mới nên việc đi lại hay tiếp xúc với mọi người đều theo tiêu chí an toàn là trên hết trong đó có đeo khẩu trang và sử dụng nước rửa tay.

Việc học tập cũng như ăn ở của em vẫn ổn định và không có gặp quá nhiều khó khăn trừ những lúc nhớ nhà. Em thường xuyên gọi điện cho bố mẹ để thông báo tình hình sức khoẻ công việc.

Đón Tết xa nhà cảm xúc thì phải nói là vui buồn lẫn lộn. Có khi em thấy buồn vì không được đón Tết cùng gia đình và người thân ở nhà nhưng cũng tự động viên mình là phải vui khi đón Tết ở chỗ mới, nơi mới cùng với những bạn bè mới”, Quang Nhật chia sẻ.

Nhớ lại những ngày đầu sang Ấn Độ, khó khăn là Nhật chưa quen gia vị và cách người Ấn Độ nấu đồ ăn, Nhật chỉ muốn ăn đồ luộc cho mát mà họ chỉ toàn nấu với dầu mỡ.

Những ngày cận Tết, Nhật nhớ khi còn ở Việt Nam, giao thừa em sẽ đón cùng với bạn bè, xem pháo hoa trên Hồ Gươm rồi đi chùa với các thành viên trong nhà rất ấm áp.

“Em cũng khá thích việc cùng bố mẹ dọn dẹp cũng như trang hoàng nhà cửa để đón Tết, cảm giác mình làm những việc ý nghĩa, cảm giác gia đình xum vầy vui khó tả”, Nhật kể.

Đón Tết ở một nơi xa, Nhật và các bạn sẽ tự nấu các món Việt và đón Tết cùng nhau, Nhật cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm gia đình người thân.

“Với em chỉ cần người thân ở nhà mạnh khỏe là em yên tâm rồi, mỗi năm mỗi tuổi em sợ nhất là người thân ốm đau mà mình không được bên cạnh để chăm sóc, an ủi và yêu thương.

Ngoảnh đầu nhìn lại quãng đường đã đi, em càng lớn, càng được đi nhiều nơi thì bố mẹ lại già đi nhưng điều em hạnh phúc nhất là họ vẫn ở quê hương chờ em về. Em luôn tự nhủ bản thân phải sống thật tốt, hạnh phúc và luôn lạc quan vui vẻ để bố mẹ không còn phải bận lòng thêm nữa”, Nhật nói.

Có lẽ, dù đón Tết xa nhà nhưng hương vị Tết và hình ảnh gia đình luôn in sâu trong trí nhớ của tất thảy du học sinh Việt bên đây. Chính những nhớ nhung sẽ là động lực để những người con xa quê phấn đấu - đó là những ước nguyện du học sinh Việt muốn gửi gắm đến gia đình.

Hoàng Thanh

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.