Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm

Nằm trong khuôn viên của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (Đại học Việt- Pháp) có nhiều ngành học rất lạ tai.

Nhiều ngành học rất lạ tai: Vũ trụ và Ứng dụng, Bảo trì và Kỹ thuật hàng không, Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, Nước- Môi trường- Hải dương học...

Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm - ảnh 1
Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm - ảnh 2

Vũ trụ và Ứng dụng

Đào tạo theo 3 định hướng ứng dụng: Viễn thám; Vật lý thiên văn; Công nghệ vệ tinh. Chương trình cung cấp kiến thức chuyên môn trong thiết kế và phân tích hoạt động các thiết bị không gian – vệ tinh, điều khiển quỹ đạo bay và xử lý tín hiệu từ vệ tinh, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), các công cụ phân tích, đánh giá và dự báo thảm họa thiên nhiên và môi trường. Chương trình cử nhân Vũ trụ và Ứng dụng tại đây được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu uy tín tại Pháp, một trong 3 quốc gia có nền khoa học và công nghệ Vũ trụ mạnh nhất thế giới, có thể kể đến như Viện Vật lý địa cầu Paris, Đài thiên văn Paris, Đại học Montpellier, Đại học Paris, Đại học Paris Est-Créteil.

Đây cũng chương trình đại học duy nhất tại Việt Nam giảng dạy bằng tiếng Anh, có thời gian đào tạo 3 năm (theo tiến trình Bologna châu Âu) và được kiểm định đạt chuẩn quốc tế bởi tổ chức kiểm định giáo dục đại học uy tín của châu Âu HECRES.

Những tố chất cần có để theo ngành này là: Yêu thích các môn tự nhiên đặc biệt là Toán, Lý; Mong muốn khám phá vũ trụ bao la; Đam mê khoa học, công nghệ; Thích tìm tòi, nghiên cứu, khám phá...

Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm - ảnh 3

Sinh viên thực hành tại xưởng bảo dưỡng của VAECO- Vietnam Airlines

Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm - ảnh 4

Thăm quan thực tế tại sân bay.

Bảo trì và Kỹ thuật hàng không

Chương trình học tập trung vào các nội dung chính như bảo trì tàu bay và hệ thống, kiểm tra và hỗ trợ kỹ thuật, chất lượng và tình trạng máy bay, hoạt động hàng không.
Sinh viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành tại phòng thí nghiệm hiện đại, trên mô hình máy bay thật và thực tập tại Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay VAECO. Chương trình được xây dựng dựa trên sự hợp tác toàn diện giữa USTH, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay VAECO, Viện Vũ trụ Hàng không Pháp (IAS) cùng sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn Airbus.

USTH là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam có phòng thí nghiệm thực hành hàng không và sinh viên được thực hành, thực tập đến 9 tháng tại Trung tâm đào tạo của VAECO.

Để theo ngành này, các bạn cần có thiên hướng học các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, vật lý; Yêu thích kỹ thuật, hàng không; Có khả năng phân tích, đánh giá, kỹ năng làm việc nhóm; Chăm chỉ, kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận...

Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm - ảnh 5

Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano

Chương trình cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano: kiến thức về cấu trúc vật liệu, các phương pháp chế tạo vật liệu cấu trúc nano, phương pháp đang được sử dụng để xác định cấu trúc và tính chất của vật liệu. Tại USTH, khi theo học chương trình cử nhân Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở vững chắc về cấu trúc vật liệu, phương pháp chế tạo vật liệu cấu trúc nano cũng như các phương pháp để xác minh cấu trúc, tính chất của vật liệu.

Sinh viên được học lý thuyết đi đôi với thực hành thông qua các máy móc trang thiết bị hiện đại, các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, doanh nghiệp như Samsung, BoViet,... Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu cùng giảng viên góp phần rèn luyện, nâng cao các kỹ năng làm việc, tích lỹ kinh nghiệm.

Một số tố chất cần có khi theo học ngành này: Yêu thích các môn tự nhiên đặc biệt là Lý, Hóa; Thích khám phá thế giới vật chất nhỏ bé; Đam mê công nghệ, không ngại cập nhật công nghệ mới; Muốn học tập trong môi trường quốc tế...

Những ngành học lạ tai ở một trường đại học nằm trong Viện hàn lâm - ảnh 6

Nước- Môi trường- Hải dương học

Chương trình cung cấp các kiến thức trọng tâm về khoa học môi trường (sinh thái học, hóa học nước môi trường, khoa học đất, hải dương học và thủy học), giúp sinh viên thông thạo các phương pháp nghiên cứu môi trường và hiểu các quá trình hóa học để đánh giá ảnh hưởng môi trường như ô nhiễm nước, đất và không khí. USTH là trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo tổng hòa cả 3 lĩnh vực : Nước, Môi trường, hải dương học. Giảng viên là các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học và cơ quan nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước.

Học lý thuyết gắn liền với thực hành phòng thí nghiệm và các chuyến học thực tế tại: Thủy điện Hòa Bình; Thủy điện Nam Theun 2, Lào; khu sinh thái Lavie Vũ Linh, Yên Bái; nhà máy xử lý nước KCN Bắc Thăng Long; Công ty CP sữa Hà Nội;... 60% sinh viên được đi thực tập nước ngoài tại các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm liên quan đến môi trường như Trường đại học Limoges (Pháp), Đại học Tours (Pháp), Học viện Giáo dục Công nghệ Alexander (Hy Lạp),...

Để theo học ngành này, sinh viên cần các tố chất: Yêu thích các môn tự nhiên; Thích khám phá thế giới; Yêu môi trường; Sáng tạo và kiên trì; Thích học tập trong môi trường quốc tế, năng động...

Theo svvn.tienphong.vn

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Đang cập nhật dữ liệu !