Người thầy dậy từ 5h sáng, xỏ vội đôi dép tổ ong đi tiếp tế lương thực cho xóm trọ nghèo

Dịch bệnh khiến nhiều nơi tại TP.HCM bị phong tỏa, kéo theo đó là nhiều người lao động tự do mất việc làm, rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất

Một năm lưu trú phố Hội làm thiện nguyện của vợ chồng 'ông Tây' Thụy Điển

Một năm lưu trú phố Hội làm thiện nguyện của vợ chồng 'ông Tây' Thụy Điển

Trong chuyến đi vòng quanh thế giới, vợ chồng người Thụy Điển đã dừng chân lại Việt Nam và ở đây suốt một năm qua. Từ mưa lũ đến dịch Covid-19, cả hai đã cùng những người bạn rong ruổi trên mọi nẻo đường làm thiện nguyện.

Chứng kiến cảnh nhiều người trong xóm trọ nghèo thiếu thốn, bữa đói bữa no, thầy giáo Vũ Hoàng Sơn - giáo viên tại trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) quyết định sẽ đồng hành cùng những con người khó khăn ấy.

Từ những ngày tháng 7 khi khu phố Bùi Đình Túy (phường 12, quận Bình Thạnh, khu vực nhà thầy Sơn) có ca mắc Covid-19 mới, lệnh phong tỏa bất ngờ chuyển tới, trong 2 tiếng lực lượng y tế đến chăng dây thực hiện biện pháp phòng, chống dịch nên đa số mọi người chưa kịp chuẩn bị lương thực.

Những ngày sau đó, bà con trong khu phố cũng như bản thân gia đình thầy Sơn liên tục nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài.

Trong hoàn cảnh đó, bản thân tôi mới cảm nhận được sự ấm áp, đón nhận được biết bao sự đùm bọc, san sẻ từ bà con hàng xóm láng giềng, từ những người chưa bao giờ quen biết.

Cứ đều đặn mỗi ngày, những hộp cơm với đầy đủ các món ăn, hộp bánh hỏi với thịt heo quay, bánh mì, hộp bún, có khi còn là túi gạo, bịch rau củ quả... treo ở cửa.

Nhiều khi cầm những thứ ấy tôi rưng rưng xúc động vì gia đình mình và khu phố mình không đơn độc”, thầy Sơn chia sẻ.

{keywords}
Suốt thời gian thực hiện phong tỏa, xóm nhà thầy Sơn luôn được nhận hỗ trợ về thực phẩm.

Đến đầu tháng 8 khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, thầy Sơn lại chứng kiến những bà con trong xóm lao động nghèo đa số thuê trọ tại các phường 3, 13, 21 chật vật sống qua ngày vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên thầy đã không thể ngồi yên.

Thầy Sơn cho biết, những người lao động nghèo mất việc rất khó khăn, thiếu thốn. Có những người lao động thời vụ giờ không đi làm, không buôn bán gì được nên họ không có lương thực, rau, củ để ăn trong ngày. 

“Vậy là tôi nhắn tin cho những người thân quen để xin được giúp đỡ cho bà con. Thật không ngờ, sau khi mở lời mọi người sẵn sàng chia sẻ và cùng tôi chở cả xe rau củ, gạo, mì gói,… để gửi cho xóm nghèo.

Có khi lượng thực phẩm cung cấp cho những nơi này lớn, mỗi ngày 200-300kg, thậm chí nhiều hơn nên tôi dùng xe máy của mình chở đến từng xóm trọ. Có khi xe rau tập kết ở quận 8, tôi phải bỏ tiền túi ra thuê xe khác đưa vào gần khu mình rồi lại dùng xe máy chở đi”, thầy Sơn nhớ lại.

{keywords}
Thầy Sơn chở rau tới hỗ trợ bà con ở xóm trọ nghèo.

Từ khi quyết tâm giúp đỡ người khó khăn, buổi sáng của thầy Sơn bắt đầu từ lúc 5h, sau khi thức dậy ăn sáng là thầy xỏ vội đôi dép tổ ong rồi chạy xe đi chở rau đưa tới khắp nơi.

“Có những ngày mỏi nhừ nhưng cứ nghĩ đến cảnh nhiều bà con khó khăn đang chờ mình, nghe điện thoại báo xe rau đã về là tôi lại uống vội cốc nước, đeo khẩu trang rồi dắt xe ra cổng”, thầy Sơn tâm sự.

Nhiều lần thầy Sơn viết thư cảm ơn mạnh thường quân hoặc đăng tải các thông tin về tình cảnh khó khăn nên càng ngày càng nhiều người biết đến, chung tay góp sức làm việc tốt mùa dịch. Số lượng rau củ, mì gói, nhu yếu phẩm, trái cây được hỗ trợ tăng lên nhiều lần, vượt quá khả năng phân phát của một người nên thầy Sơn đã nhờ tới các cô chú tổ trưởng khu phố gửi cho bà con.

{keywords}
Thầy Sơn đồng hành với bà con xóm nghèo chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
{keywords}
Xe của trật tự đô thị Phường 3 chở chanh do thầy Sơn xin về phát cho bà con khu phong tỏa của phường 3, quận Bình Thạnh

Trong quá trình vận chuyển, có những bịch rau củ bị dập, hư hỏng, thầy Sơn áy náy bảo "mong bà con thông cảm vì rau củ chưa được ngon" nhưng bà con lại tươi cười, vui vẻ đáp lại rằng những ngày này có rau củ là quý lắm rồi.

Khi nhiều người gửi lời cảm ơn thì thầy Sơn cũng nói rõ rằng thầy chỉ là người đi xin giúp mọi người chứ không phải rau của thầy.

Điều khiến thầy Sơn vui nhất chính là sự trợ giúp của các mạnh thường quân, của bạn bè khi sẵn sàng đồng hành với thầy trong hành trình thiện nguyện này, điều đó khiến thầy cảm thấy rất ấm áp vì mình không đơn độc.

Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Một năm học diễn ra trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với đại dịch. Đây sẽ là một năm học đáng ghi nhớ trong hơn 21 năm dạy học của thầy Sơn.

Những ngày đầu của năm học mới, tôi tự hào khi đã có thể kể cho các em nghe về tình đồng bào, sự sẻ chia mà tôi được chứng kiến trong những ngày "Sài Gòn trở bệnh". Tôi tin đó sẽ là những câu chuyện sống động nhất để tôi có thể lồng ghép vào bài học cho học trò.

Vào năm học thời gian sẽ không cho phép nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục cùng với những người bạn thực hiện tiếp tế lương thực cho các khu xóm trọ, người lao động khó khăn bằng nhiều cách khác nhau”, thầy Sơn nói.

Bất ngờ đằng sau chuyện hiệu trưởng mầm non 'dám' mở cửa trường mùa dịch

Bất ngờ đằng sau chuyện hiệu trưởng mầm non 'dám' mở cửa trường mùa dịch

Những ngày Hà Nội căng thẳng vì dịch bệnh, các cơ sở giáo dục cho học sinh tạm dừng đến trường nên các phòng học bỏ không. Trong lúc ấy có một trường mầm non đã biến lớp học thành "nhà trọ 0 đồng" và điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Hoàng Thanh

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !