Ngôi trường đặc biệt chỉ "tuyển" thầy giáo ở Thanh Hóa

Đã 12 năm từ ngày thành lập, Trường phổ thông Cao Sơn nằm giữa đại ngàn núi rừng ở Thanh Hóa chỉ có nam giáo viên giảng dạy.

Ngôi trường giữa đại ngàn

Nằm trên đỉnh núi Pà Hé, Trường phổ thông Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) được bao quanh bởi những ngọn núi cao chót vót quanh năm sương mù bao phủ.

Vùng đất Cao Sơn được mệnh danh là “Sapa” của xứ Thanh vì thời tiết ở đây quanh năm mát mẻ, về mùa đông thường xuất hiện băng giá. Đây cũng là vùng đất nằm trong thung lũng thơ mộng được bao quanh bởi những dãy núi Pa Chiến, Pa Hé song song với dãy núi Pù Luông, là nơi bản làng người Thái sinh sống.

Năm 2007, Trường phổ thông Cao Sơn được khởi công xây dựng trên mảnh đất thiếu thốn trăm bề này. Để vận chuyển được vật liệu xây trường lên tới bản, hàng trăm người dân địa phương chỉ có cách cùng nhau gùi, gánh vật liệu từ trung tâm xã men theo những con đường mòn nhỏ đưa lên tập kết.

Sau nhiều ngày thi công, ngày 23/8/2008 Trường phổ thông Cao Sơn được chính thức thành lập với 2 cấp học là tiểu học và THCS. Khi đó để đến được trường các thầy giáo sẽ gửi xe ở trung tâm xã rồi đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ qua đường mòn vượt núi khoảng 10km. Bởi vì cũng có một cung đường khác đến trường có thể đi xe máy nhưng khoảng cách lên đến cả 150km.

Mãi tới năm 2015 mới có một con đường bê tông nối từ làng Cao (xã Lũng Cao) xuyên núi chạy qua vùng đất Cao Sơn nối với Hòa Bình giúp cho việc đi lại của các thầy giáo thuận lợi hơn.

Ngôi trường không có cô giáo

Kể từ khi Trường phổ thông Cao Sơn được thành lập đến nay đã 12 năm trôi qua ngôi trường này chưa một lần có giáo viên nữ lên đây giảng dạy.

Thầy Nguyễn Thế Tài, Hiệu trưởng Trường phổ thông Cao Sơn cho biết, hiện nay nhà trường có 13 thầy giáo được phân công giảng dạy ở 2 cấp học.

“Từ khi lập trường đến nay, ngôi trường này chưa bao giờ có giáo viên nữ. Trước đây là do đường xá đi lại khó khăn, đối với giáo viên nam việc đi lại, giảng dạy ở đây đã là cả một hành trình gian nan nên các giáo viên nữ không được phân công lên đây giảng dạy”, thầy Tài nói.

Trường phổ thông Cao Sơn 1
Các thầy giáo dạy học ở trường Cao Sơn.

Một điều nữa khiến nơi đây chưa bao giờ có cô giáo là vì thời tiết khắc nghiệt, có thời điểm nhiệt độ xuống 0 độ cộng với sương mù bao phủ nên việc đi lại, ở bán trú đối với giáo viên nữ là quá vất vả.

Vì vậy, ở ngôi trường này, mọi việc từ nhỏ nhất trong sinh hoạt như khâu vá, nấu ăn, giặt quần áo, rửa bát, trồng rau... đều do các thầy giáo đảm nhiệm.

Những người thầy cắm bản

Từ khi Trường phổ thông Cao Sơn chưa được thành lập, nhiều giáo viên đã được điều động đi “biệt phái” lên điểm lẻ này dạy học với những lớp học tuềnh toàng được lợp từ tranh, tre, nứa, lá.

Thầy Trần Ngọc Hải (SN 1982, quê huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là giáo viên cấp II có 13 năm công tác tại trường Cao Sơn. Người thầy chứng kiến sự đổi thay từng ngày ở ngôi trường này nhớ lại: “Năm 2007 tôi cùng 2 thầy giáo khác lên đây công tác khi trường chỉ là điểm lẻ, lớp học đơn sơ giữa rừng núi hoang vu, đường đi phải băng rừng, không điện chiếu sáng, không sóng điện thoại, không hàng quán, muốn mua thứ gì hoặc gọi điện thoại thì phải đi bộ 5km sang bên Hòa Bình. 

Mọi thứ xa lạ, bỡ ngỡ khiến tôi càng nhớ gia đình, vợ con nhất là những khi trời mưa đường sạt lở tôi lại không về thăm nhà được. Chờ đợi cả tháng đến cuối tuần về với gia đình nhưng do thời tiết bất lợi phải ở lại, thức ăn thì hết nên phải ăn tạm bợ đợi người khác về quê mang đồ tiếp tế lên.

Sự khó khăn, thiếu thốn khiến cho chúng tôi cũng có chút chán nản. Thế nhưng vì lòng yêu nghề, yêu trò, được sự quan tâm, động viên của người thân, dân bản nên chúng tôi cũng dần quen”.

ngôi trường không có cô giáo
Thầy Trần Ngọc Hải cần mẫn bên bàn làm việc.

Trong ký ức khó phai, thầy Hải nhớ tới những hình ảnh học sinh không manh áo ấm, đi chân trần hoặc xỏ đôi dép rách, có những em trời lạnh quá đến lớp phải khoác chăn bông bên ngoài... Có những ngày trời quá giá rét, buổi học phải dừng giữa chừng để thầy trò đốt lửa sưởi ấm.

Tuy nhiên, theo thầy Hải, do đặt chân tới Cao Sơn từ những ngày đầu cuộc sống khó khăn, chứng kiến các em học sinh vượt khó, vượt khổ đến lớp khiến các thầy thêm quyết tâm gắn bó dạy học.

Trong khi đó, ông Trịnh Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Lũng Cao, cũng là người hiệu trưởng đầu tiên của Trường phổ thông Cao Sơn chia sẻ: “Khi tôi lên Cao Sơn công tác, tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây và nhà trường như một gia đình. Ở đây nhà trường như một người con của bản làng, một cộng đồng cùng chia sẻ với nhau mọi việc”.

Cũng theo ông Dũng thì từ khi thành lập trường ông cùng nhiều cán bộ giáo viên trẻ đã xung phong lên Cao Sơn cắm bản. Dù lúc ấy mọi thứ đều khó khăn nhưng mọi người đều vượt qua và dồn hết mọi tâm huyết dành cho những học trò nơi đây.

Nhìn vào ánh mắt những người thầy ở Cao Sơn, điều đọng lại trong chúng tôi không gì hơn là nghị lực, tình người và tình thầy trò trân quý giữa bạt ngàn rừng núi. Nhờ có các thầy mà học sinh vùng cao tìm thấy ánh sáng tri thức, điều quý giá bậc nhất trên con đường đời của các em mai sau.

Trần Nghị

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !