Mở cửa trường học sau Tết: Nhiều địa phương vẫn sợ trách nhiệm?

Thực tế ở một số tỉnh, nhiều khu vực đang có dịch cấp độ 2, 3 vẫn “án binh, bất động” không cho học sinh tới trường vì... sợ trách nhiệm.

Tại Hội nghị toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong cơ sở giáo dục, báo cáo tình hình phòng, chống dịch Covid-19 và công tác tổ chức dạy học tại các địa phương, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ở đợt bùng dịch thứ tư, toàn ngành Giáo dục có hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm Covid-19. Đến 18/1, chỉ còn gần 4.800 người đang điều trị.

Ông Đề cho rằng cần mạnh dạn mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới. TP.HCM, tâm dịch trong đợt bùng phát lần thứ tư, đã tiến hành mở cửa trường từng bước. Sau khi thí điểm cho học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) đi học trực tiếp vào đầu tháng 11/2021, thành phố cho học sinh khối 9 và 12 đến trường, sau đó là các khối 7, 8, 10, 11.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Tp.HCM thì tỷ lệ đến trường của học sinh đạt từ 92% đến 96% tuỳ từng khối. Sở hiện đã đề xuất dạy trực tiếp với bậc mầm non, tiểu học và khối lớp 6, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ, từ ngày 7/2.

Nói về việc các địa phương cho học sinh quay lại trường, ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết thời gian qua ngừng hoạt động hoặc hạn chế học sinh đi học trực tiếp chỉ khi dịch ở địa phương đó là vùng đỏ/cấp 4. Nhưng thực tế ở một số tỉnh nhiều quận đang có dịch cấp độ 2, 3 vẫn “án binh, bất động” không cho học sinh tới trường.

“Tôi từng tiếp xúc trực tiếp và hỏi một lãnh đạo sở GD&ĐT vì sao đã 12 tháng nay học sinh của tỉnh vẫn chưa được trở lại trường? Câu trả lời là do tỉnh chỉ đạo và sở đã phân cấp cho các quận/huyện. Nhưng khi hỏi đến quận/huyện thì lại nói đã phân cấp cho các xã/phường. Trong khi đó, xã/phường không dám cho học sinh đi học vì sợ trách nhiệm liên quan tới tính mạng và sức khỏe của học sinh”, ông Đặng Tự Ân chia sẻ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Dưới góc nhìn chuyên gia giáo dục, ông Đặng Tự Ân cho rằng học sinh ở nhà quá lâu để lại hậu quả khôn lường về chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục và sức khỏe học đường, ảnh hưởng tới phát triển tâm sinh lý lâu dài cho trẻ. Do đó, theo ông cần sớm có cuộc tổng rà soát việc cho học sinh tới trường tại các địa phương

Khẳng định nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong trường học là rất thấp, thấp hơn nguy cơ trong cộng đồng và các gia đình - theo kết luận mà Hoa Kỳ có được từ báo cáo tổng quan nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới về mở cửa trường học, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến nghị các địa phương nên mở cửa trường học.

Chuyên gia này chỉ ra nhiều tiền đề quan trọng giúp Việt Nam có thể mở rộng cho học sinh đi học trực tiếp. Đó là những kinh nghiệm trong hơn 2 năm phòng chống dịch; các điều kiện về chữa bệnh, phòng bệnh Covid-19 cũng đã tốt hơn; ý thức và năng lực thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân, cộng đồng của người dân nâng lên...

Nói về kinh nghiệm quốc tế, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, cho biết trước khi có vaccine, học online là giải pháp đúng đắn và hầu hết các nước áp dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ phủ vaccine đạt yêu cầu, trở lại trường là điều tất yếu nhằm đảm bảo an toàn về nhiều mặt cho học sinh, từ tâm lý đến học tập.

Ông lấy ví dụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 65% quốc gia đã mở cửa hoàn toàn, và 35% mở cửa một phần. Tiến trình mở cửa trường học thường dựa vào một số tiêu chí theo khuyến nghị của WHO, UNICEF và UNESCO, gồm: quy định về việc tiêm vaccine và chiến lược xét nghiệm cho học sinh, các biện pháp quản lý nguy cơ khi có dịch trong trường, tăng cường nhận thức của học sinh và phụ huynh giai đoạn đầu mở cửa.

Thái Lan cho phép các trường học có giáo viên, nhân viên tiêm chủng vaccine từ 85% trở lên được mở cửa. Một số quốc gia như Indonesia, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia triển khai chương trình tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi. Với trẻ chưa được tiêm vaccine, nhiều quốc gia vẫn hối thúc đi học nhưng kiểm soát bằng nhiều biện pháp. Nhật Bản, Singapore tăng cường kiểm tra triệu chứng, trong khi Canada và Mỹ yêu cầu nộp kết quả xét nghiệm.Từ những ví dụ trên, ông Hưng cho rằng mở cửa trường học là xu hướng chung của các nước.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng đã có đủ căn cứ để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc mở cửa trường. Ông Sơn đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo cần "khẩn trương, cương quyết, chu đáo" trong quá trình chuẩn bị đưa học sinh trở lại, kể cả học sinh trung học đã tiêm vaccine hay trẻ mầm non, tiểu học chưa tiêm. Trong đó, đưa học sinh đã tiêm vaccine trở lại trường sau Tết Nguyên đán "là một yêu cầu".

"Không có phương án nào là tuyệt đối, đáp ứng mọi khía cạnh. Chúng ta cần chọn phương án tốt nhất và phương án đó bây giờ là đưa học sinh trở lại trường bởi các nguy cơ khi ở nhà lâu dài còn cao hơn", ông Sơn nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT: Cần mạnh dạn mở cửa trường học một cách an toàn

Bộ GD&ĐT: Cần mạnh dạn mở cửa trường học một cách an toàn

Sáng 19/1, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

Hoàng Thanh

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !