Lớp học “dã chiến” của thầy trò vùng lũ Quảng Nam

Nếu trời nắng ráo liên tục khoảng 2 ngày, HS bậc THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka (xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) sẽ di chuyển về học tại điểm trường THCS.

Trời mưa, khối lớp 7 phải sang học nhờ ở hội trường của UBND xã. Các khối lớp còn lại chuyển sang học ở điểm trường của bậc tiểu học.

{keywords}
Học sinh khối lớp 7 của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka học tạm tại hội trường của UBND xã.

Vừa dạy - học, vừa trông thời tiết

Sau những đợt mưa bão liên tục, ngọn đồi phía sau của điểm trường THCS thuộc Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka sạt lở đã vùi lấp một phòng học tạm, kho gạo và thư viện. Trong khi chưa khắc phục được, nhà trường đã tính đến phương án học… “dã chiến”.

Thầy Phạm Duy Biên – Hiệu trưởng nhà trường nói vui: May là thời tiết tuần này nắng ráo nên học sinh nhà trường không phải vừa học vừa sơ tán. An toàn thì cũng chưa hẳn nhưng nếu nắng ráo liên tục sẽ không có nhiều nguy cơ sạt lở. Hơn nữa, HS đã nghỉ học 3 tuần rồi, nếu không tổ chức dạy học, dạy bù sẽ không kịp tiến độ chương trình. Những ngày mưa lớn, để bảo đảm an toàn cho học sinh, khối lớp 7 phải học nhờ ở hội trường UBND xã, các khối lớp còn lại mượn phòng học của điểm trường tiểu học. Ngọn đồi đã sạt lở trước đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu mưa lớn hoặc mưa dài ngày. Do vậy, hôm nào học sinh lớp 7 về bên trường để học môn Tin học ở phòng máy sẽ có lớp khác sang học ở hội trường UBND xã nếu trời mưa.

Gọi là phương án học “dã chiến” vì hội trường của UBND xã được ngăn đôi bằng tấm bạt thành 2 phòng học cho học sinh khối lớp 7. “Nói không ảnh hưởng đến chất lượng dạy – học thì không đúng. Tấm bạt làm vách ngăn chia không gian lớp học thôi chứ giáo viên lớp này giảng bài, học sinh lớp bên kia nghe được hết. Rồi UBND xã vừa là trụ sở làm việc, cũng là nơi tập trung để các tổ chức, đoàn từ thiện trao quà cứu trợ cho bà con nên rất ồn. Thế nên, chúng tôi chỉ mong thời tiết cứ nắng ráo kéo dài như thế này để chuyển học sinh về học tại điểm trường THCS. Phòng ốc bảo đảm, bàn ghế phù hợp với học sinh”, thầy Biên chia sẻ.

Quả đồi phía sau dãy nhà bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka có nguy cơ sạt lở nên học sinh phải sang ở nhờ tại nhà bán trú của điểm trường tiểu học. 

HS bán trú ở nhờ nhà văn hóa xã

Hơn nửa tháng nay, học sinh bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn (huyện Minh Long, Quảng Ngãi) phải ở tạm tại nhà văn hóa xã Long Môn. Nhà trường có 144 HS ở lại buổi trưa và gần 40 học sinh ở lại trường đến cuối tuần mới về nhà. Các em ăn ở, sinh hoạt tại nhà văn hóa xã cách trường học khoảng 1km. Nguyên nhân sau cơn bão số 9, khu nhà bán trú của nhà trường bị tốc mái hoàn toàn, hệ thống điện, nước hư hỏng, gần như không thể tận dụng được gì.

Thầy Trương Quốc Đạt – quyền Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn cho biết: Kinh phí dự trù để sửa chữa dãy nhà bán trú của HS đến cả trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng của nhà trường. Để học sinh ở, sinh hoạt và học tập tại nhà văn hóa của xã rất bất tiện cho các em. Nhà trường phải tăng cường GV quản lý HS bán trú để phụ huynh yên tâm.

"Chuyển sang ở tại nhà văn hóa của xã, em và các bạn gặp nhiều bất tiện trong học tập và sinh hoạt. Không gian tự học gần như không có. Khu nhà vệ sinh không thể như ở khu bán trú của trường. Những ngày trời mưa, sau giờ học, HS phải đi bộ từ trường về chỗ ở cách đó 1km rất vất vả. Chúng em mong được các cấp hỗ trợ kinh phí để sớm sửa chữa lại khu nhà bán trú", em Đinh Văn Hồng, học sinh lớp 8 Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn bày tỏ.

Số học sinh THCS bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) cũng phải sang ở nhờ khu bán trú của điểm trường tiểu học. “Sạt lở đã vùi lấp giếng khoan của trường cũng như hệ thống nước tự chảy. Nước sinh hoạt không có. Hơn nữa, chúng tôi không dám để học sinh ở lại điểm trường này vì đêm hôm sạt lở rất nguy hiểm. Chính vì vậy, số học sinh này được chuyển về ở tại nhà ăn của HS tiểu học. Khu vực ăn của HS hiện phải bố trí tại hành lang khu nội trú”, thầy Biên thông tin; đồng thời cho hay: Những học sinh nào phụ huynh có thể đưa đón hằng ngày, nhà trường vận động để HS không ở lại bán trú trong thời gian này. Một số phụ huynh, dù nhà trường không vận động, nhưng nhận thấy điều kiện ăn ở sinh hoạt của con không bảo đảm, đã cam kết với nhà trường đưa đón con khi khu bán trú chưa khắc phục xong.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Với điểm trường THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka, ngành GD và chính quyền địa phương đã đưa vào kế hoạch di dời. UBND xã đang tìm địa điểm, kinh phí xây dựng do Sở GD&ĐT hỗ trợ. Điểm trường THCS nằm trong vùng sạt lở nhưng những năm trước đây do chưa tìm được mặt bằng và kinh phí xây dựng nên vẫn cố gắng duy trì.

Theo ông Tùng, 2 phương án được đề xuất đối với điểm trường THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka: Có thể sẽ chuyển hết HS về điểm trường tiểu học rồi xây thêm phòng học vì hiện tại đã có sẵn khu nội trú học sinh. Hoặc có thể sẽ xây mới điểm trường THCS tại địa điểm của trường mẫu giáo bây giờ và di chuyển trường mẫu giáo sang một vị trí mới. Lúc đó, điểm trường THCS hiện tại sẽ sử dụng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc giải phóng mặt bằng để làm khu thể dục thể thao.

Theo giaoducthoidai.vn

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Đang cập nhật dữ liệu !