Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nói gì về việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên?

Việc công khai đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia trăn trở về giải pháp cân đối cung – cầu, trong đó phải tính đến cả câu chuyện biên chế giáo viên.

Chia sẻ về vấn đề công khai đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, việc này nếu làm phải từng bước, thận trọng nếu không hậu quả là rất lớn.

Ví như có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên nhưng chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy khó tập trung cho chuyên môn đào tạo ra một giáo viên giỏi.

Cần phải có những quy định rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, nếu quy định đấu thầu không rõ rất có khả năng cả năm các trường mới chuẩn bị được khâu đấu thầu. Rồi đào tạo thế nào đáp ứng nhu cầu chất lượng?”.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, quan trọng là Bộ GD&ĐT có giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu nhằm giải quyết các hệ luỵ thừa thiếu giáo viên cục bộ và các vấn đề xã hội khác. Để làm được điều này, Bộ GD&ĐT cần dự báo nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các địa phương đăng ký nhu cầu theo từng giai đoạn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo nhiều chuyên gia khác thì việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo đấu thầu cũng không quá khó nhưng cái chính là sau khi tuyển được thí sinh, có cơ chế cho đặt hàng cũng như đấu thầu đào tạo giáo viên xong thì cần tính tới đầu ra của các em. Bởi lẽ, chỉ tiêu đào tạo giáo viên do Bộ GD&ĐT quyết nhưng biên chế giáo viên lại do Bộ Nội vụ nắm, nhất là hiện nay cả nước đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, để đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu là vấn đề không dễ. Cụ thể như hiện nay tại Thái Nguyên thiếu đến 5.000 giáo viên. Trong khi định mức biên chế mà ngành Nội vụ cho thì thấp hơn nhiều và chủ trương chung đang là tinh giản biên chế theo từng giai đoạn.

Hiện số lượng sinh viên sư phạm đã ra trường nhưng chưa xin được việc làm còn rất nhiều. Như vậy nguồn giáo viên ngoài xã hội vẫn còn, nhưng cái khó là không được tăng thêm biên chế nên chưa thể tuyển dụng hết, trong khi rõ ràng đang thiếu giáo viên, thậm chí là thiếu trầm trọng ở bậc mầm non nhưng không được tuyển.

Trước khi bàn đến đấu thầu tôi nghĩ phải có giải pháp cho việc đăng ký chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng, đăng ký theo nhu cầu sử dụng, hay định mức biên chế được giao.

Nếu đăng ký theo định mức biên chế được giao thì thực tế ở nhiều địa phương đã sử dụng hết mà vẫn còn thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt ở cấp mầm non, tiểu học.

Rồi đào tạo theo nhu cầu, theo đấu thầu xong không được giao biên chế thì sao?”, ông Hưng trăn trở.

Trước đó, Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội.

Theo đó, hàng năm UBND cấp tỉnh sẽ rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp của địa phương theo từng trình độ, cấp học, ngành học, từ đó xác định chỉ tiêu để giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc tỉnh, hoặc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên với các trường có ngành sư phạm khác.

Với đặt hàng đào tạo giáo viên, UBND cấp tỉnh sẽ lựa chọn trường và hoàn thành hồ sơ dự kiến với các trường trên cơ sở thông tin về tuyển sinh và đào tạo tại Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cổng thông tin tuyển sinh của các trường.

Với đấu thầu, UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các trường theo chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Các trường sẽ hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp, công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các trường, chỉ tiêu, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong hai năm liền kề để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành, trường phù hợp. Việc thông báo chỉ tiêu sẽ được thực hiện trước ngày 15/5.

Bộ cũng yêu cầu các địa phương, trường đại học, cao đẳng công khai thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trên trang thông tin điện tử để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia.

Hoàng Thanh

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Đang cập nhật dữ liệu !