Chàng sinh viên có biệt danh 'thần game' nhưng lại chăm chỉ như 'học bá' trong dịp giãn cách xã hội

Dịp giãn cách xã hội tuy khiến giới học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán nhưng trong đó vẫn có những người tìm được niềm vui học tập, rèn luyện bản thân để đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ.

Phạm Phúc Kiên - chàng sinh viên năm 3 Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Sư Phạm Hà Nội từng được bạn bè gọi là “thần game” đã có cuộc trò chuyện cùng PV Infonet về những việc Kiên làm trong khoảng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

{keywords}
Phạm Phúc Kiên - sinh viên năm 3 Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Sư Phạm Hà Nội

PV: Chào Kiên, thời gian giãn cách xã hội ở nhà em thường làm gì?

Đầu tiên là em tận dụng thế mạnh của bản thân để vượt qua những khó khăn của việc học tập giữa mùa dịch .

Ở thời điểm dịch bệnh tràn lan như thế này thì nhà trường không có cách nào khác ngoài việc tổ chức dạy học online cho sinh viên qua phần mềm Microsoft Teams.

Bản thân em là một người không quá quan trọng hình thức học nên không thấy đây là một trở ngại quá lớn. Tuy nhiên vì là hình thức học online nên em không cảm thấy phát huy được thế mạnh của bản thân.

Việc phải học online khiến cho việc học tập những môn em yêu thích bị hạn chế khá nhiều, như các môn thể chất chẳng hạn.

Nhưng may mắn thay là khi các đợt dịch trước qua đi, khi em được ra sân trở lại thì vẫn giữ được phong độ của bản thân và đạt được điểm A cho tất cả bộ môn thể dục thể thao của trường.

Ngoài ra thì trong năm vừa rồi em đã đạt được mức điểm IELTS 8.0 và giành được học bổng 70% của trường Đại học Sejong ở Hàn Quốc.

PV: Kiên đã làm gì để tạo cho bản thân những thói quen tốt trong thời gian giãn cách xã hội?

Giãn cách xã hội vì tình hình dịch bệnh biến chuyển phức tạp là điều mà không ai mong muốn và tất nhiên em cũng thế.

Nhưng nếu ở nhà mà chỉ ăn, ngủ, chơi thì em thấy thực sự không phù hợp. Vậy nên em cố gắng xây dựng một lối sinh hoạt lành mạnh hơn.

Ví dụ như thay vì ngủ đến hết sáng thì em sẽ dậy sớm để tập thể dục. Hay để giữ cho bản thân không bị uể oải suốt cả ngày thì em cũng tạo thói quen tập thể dục vào buổi chiều tối nữa.

Em thích vận động nên việc thể dục thể thao hằng ngày không chỉ là một thói quen mà còn là một thú vui đối với em. 

{keywords}
Trong thời gian giãn cách xã hội Phúc Kiên tranh thủ dành thời gian tập thể dục nhiều hơn.

PV: Kiên sử dụng thời gian trong ngày một cách hiệu quả thế nào?

Em thấy bản thân là một người dễ bị rơi vào tình trạng lười biếng, nên để tránh khỏi sự lười biếng đó em đã tạo cho bản thân một thời gian biểu cố định cho các đầu việc trong ngày và cố gắng duy trì nó.

Buổi sáng em thường dậy vào lúc 6 giờ để tập thể dục, khi giãn cách thì chủ yếu là nhảy dây và các bài tập cardio tại nhà.

Cố gắng ăn sáng sớm để 8 giờ là em có thể bắt đầu ngồi vào bàn làm việc, thường thì sẽ dành ra 1 tiếng đồng hồ để đọc báo từ trong nước cho đến các trang báo quốc tế. 

Đọc báo xong thì ngồi làm giáo án để dạy online vào buổi chiều. Trong thời gian nghỉ ở nhà em có nhận dạy online cho các bạn học sinh ở trung tâm và gia sư online cho vài bạn.

Những hôm em không có lịch dạy thì sẽ tìm tòi các phần mềm mới liên quan đến code hoặc đơn giản là ngồi học tiếng Anh để trau dồi và duy trì khả năng tiếng Anh của bản thân.

Em cũng dành thời gian chơi game giải trí với bạn bè, hầu hết là vào buổi tối sau khi đã hoàn thành xong các công việc đề ra trong ngày. Có những hôm mải chơi phải 1 - 2 giờ sáng gì đó em mới ngủ.

Thi thoảng em cũng lười biếng, bởi vì việc đó cũng vui và thú vị, cảm giác cuộc sống không có áp lực gì cả.

PV: Để đạt được những mục tiêu cho tương lai, thời gian này em tập trung làm gì?

Mùa dịch ở nhà nên em có tìm tòi thêm kiến thức mới, em vẫn muốn nâng cao trình độ tiếng Anh hơn nữa và cố gắng đạt được con số 8.5 IELTS  vào năm sau.

Ngoài ra thì em cũng tìm hiểu thêm các ngôn ngữ lập trình mới để tìm ra được 1 phần mềm mà mình thích học để theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin.

Em vẫn đang phân vân giữa việc trở thành 1 lập trình viên theo ngành Công nghệ Thông tin hoặc là trở thành 1 giáo viên tiếng Anh, nên trong mùa dịch em nghĩ nên tranh thủ thời gian để học hỏi trau dồi thêm cho cả 2 dự định đó.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng em không nghĩ rằng chúng ta nên để cho bản thân buông lỏng và trở nên chây ì.

Cố gắng xây dựng một thời gian biểu hợp lý và khoa học, trau dồi những kiến thức mới để phát triển bản thân và suy nghĩ tích cực là những việc vô cùng hữu ích. Em rất mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày.

Cảm ơn Phúc Kiên về cuộc trò chuyện!

Thiên Nga 'hai mặt' bị ghét trong Hương vị tình thân tiết lộ cuộc sống an lành mùa dịch

Thiên Nga 'hai mặt' bị ghét trong Hương vị tình thân tiết lộ cuộc sống an lành mùa dịch

Trong những ngày giãn cách xã hội, nữ diễn viên Việt Hoa đã giữ cho mình lối sống lành mạnh khác hẳn nhân vật Thiên Nga 'hai mặt' mà cô thủ vai trong phim Hương vị tình thân.

Hoàng Thanh

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !