Viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021: Viết cho người thân về trải nghiệm Covid-19

Chủ đề cuộc thi viết thư UPU năm 2021 đưa ra một vấn đề thực tế, đang tác động tới đời sống của toàn thể nhân loại: “Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID - 19”.

Với chủ đề viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021, học sinh có thể thể hiện sự nhận định của mình về vấn đề nóng bỏng nhất trên toàn thế giới hiện nay là đại dịch Covid-19.

Các em học sinh có thể tham khảo 3 mẫu viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021 dưới đây để có những hình dung ban đầu trước khi bắt tay vào viết bức thư của chính mình. 

Theo kinh nghiệm cho thấy, những bức thư UPU đạt giải đều có cách hành văn mạch lạc, nhận định sâu sắc về vấn đề xã hội và đặc biệt thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.

bài mẫu viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021
Ảnh minh họa

Bài mẫu viết thư UPU năm 2021 số 1: Thư cháu gửi cho ông nội vì không thể về thăm ông do dịch bệnh Covid-19

Ông nội yêu quý của cháu!

Cháu là Bi – cháu trai bé nhỏ nghịch ngợm của ông đây ạ.

Không giống mọi năm, năm qua cháu được về thăm ông bà đúng một lần bởi đại dịch Covid-19 hoành hành. Mặc dù thông qua công nghệ hiện đại, cháu vẫn nhìn thấy ông hằng ngày qua trò chuyện trực tuyến nhưng điều đó không khiến cháu bớt nhớ khuôn mặt hiền hậu và giọng nói trầm ấm của ông.

Cháu thích mê được về quê để được ông đưa đi chơi, đi thả diều, đi đào giun câu cá hay khám phá ti tỉ thứ cây trong vườn. Thế nhưng, dù vậy, anh em cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thường xuyên như trước bởi đại dịch Covid-19 đang reo rắc nguy hiểm khắp nơi.

Dịch bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân thế giới trong suốt năm 2020 bởi khả năng lây lan chóng mặt, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nước ta cũng đã có hơn 1000 người nhiễm phải Covid-19, nhưng thật may là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy mà cuộc sống của chúng ta cơ bản vẫn ổn định và an toàn.

Điều tuyệt vời hơn nữa là Việt Nam chúng ta còn tự mình điều chế được vắc-xin Covid-19 và đang trong giai đoạn tiêm thử nghiệm trên người. Cháu hy vọng loại vắc-xin này sẽ góp phần to lớn vào việc đẩy lùi tiến tới chấm dứt đại dịch.

Mấy hôm nay cháu nghe bố mẹ nói ông bị ốm mệt nên cháu rất lo lắng, chỉ muốn về quê thăm ông ngay lập tức. Cháu rất thương ông nhưng cháu đang cố gắng tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của ngành y tế rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Cháu vẫn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên khi đi học và nhắc nhở em gái cũng làm như thế. Tất cả chúng ta cần đồng lòng thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì mới tăng cơ hội chiến thắng dịch bệnh phải không ông?

Vậy nên ở nơi quê nhà, cháu mong ông chịu khó ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều hơn để mau khỏi ốm. Việc giữ gìn sức khỏe đặc biệt quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh đấy ông ạ.

Cháu hy vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ lắng xuống để cháu được về với ông trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Ông sẽ cho cháu đi mua cành đào rực rỡ và dạy cháu cách gói bánh chưng nữa nhé!

Cháu trai yêu quý của ông

trải nghiệm Covid-19
Ảnh minh họa

Bài mẫu viết thư UPU năm 2021 số 2: Em gửi thư cho anh trai

Anh Huy thân mến!

Em là Long - em trai của anh đây. Chắc là anh rất bất ngờ khi nhận được bức thư này của em nhỉ? Vì bình thường em luôn rất lười viết. Thế nhưng hôm nay, em cầm bút lên, viết lá thư này gửi anh vì muốn được chia sẻ với anh đôi điều.

Chắc anh cũng biết, dạo gần đây, đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, thu gặt vô số tính mạng của những con người vô tội. Khiến không biết bao người phải rơi vào cảnh tang thương. Mỗi khi nhìn thấy trên tivi hình ảnh những người dân đau khổ vì phải chia xa người thân, em lại không cầm được nước mắt. Chính vì thế, suốt mấy tháng nay, nước ta luôn trong trạng thái căng thẳng, ra sức thực hiện nhiều biện pháp để phòng tránh lây lan dịch bệnh.

Sau thời gian đỉnh dịch, nước ta về cơ bản đã kiểm soát được tình hình, đưa cuộc sống của người dân về trạng thái ổn định thường ngày. Tuy nhiên, cũng vì vậy, có một bộ phận người dân thả lỏng quá mức, dễ đưa đến nguy hiểm. Và em nhận ra rằng, hình như trong đó có cả anh.

Em bắt gặp nhiều lần, khi cùng mẹ đi siêu thị, anh không mang khẩu trang. Anh cũng thường xuyên đi chơi liên tục đến những nơi đông người như quán cafe, rạp chiếu phim… và tất nhiên anh không mang theo khẩu trang. Anh cũng thưa dần những lần rửa tay, sát khuẩn khi đi từ bên ngoài về.

Em biết, những điều đó chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt, không mấy ai để ý và rất nhiều người bạn ngoài kia của anh cũng vậy. Nhưng em vẫn mong anh sẽ thay đổi những thói quen đó. Thực hiện đúng theo những khuyến cáo của bộ y tế. Vì ngoài kia, vẫn còn rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng của đại dịch Covid mà chưa ai kiểm soát hoàn toàn được. Trước hết để bảo vệ cho sức khỏe của chính ánh. Để anh mãi là người anh trai cao lớn, mạnh mẽ, làm tấm gương tốt và luôn bảo vệ cho em. Và sau nữa, là để bảo vệ cho tất cả những người thân, người bạn yêu quý hằng ngày luôn ở bên cạnh anh, anh nhé!

Em tin chắc rằng anh sẽ làm được. Và tất cả chúng ta - đất nước Việt Nam sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 này mà không để lại bất kì ai ở lại phía sau của dòng chảy thời gian.

Em trai của anh

Bức thư gửi ông nội mất vì đại dịch Covid-19

Bức thư gửi ông nội mất vì đại dịch Covid-19

Chủ đề cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 50 năm 2021 là đề bài khá thú vị, đó là: Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID – 19.

Bài mẫu viết thư UPU năm 2021 số 2: Con viết thư cho mẹ là bác sĩ

Mẹ yêu quý của con!

Cũng đã 3 tuần rồi con chưa được gặp mẹ. Từ lúc đại dịch Covid-19 bùng lên, mẹ đã luôn phải túc trực ở bệnh viện. Để đảm bảo an toàn cho mọi người, mẹ đã không thể về nhà. Thế nhưng, mẹ đừng quá lo lắng về con và bố nhé. Hiện nay, con đã được nghỉ học ở nhà, còn bố thì vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, cả con và bố vẫn luôn tuân thủ đúng theo những khuyến cáo của bộ y tế và lời mẹ dặn. Đi đâu con và bố cũng mang khẩu trang, và thường xuyên sát khuẩn tay nữa. Và tất nhiên, con và bố vẫn rất khỏe mạnh.

Thế nên, mẹ đừng quá lo lắng, mà hãy giữ gìn sức khỏe và tập trung cho công việc nhé. Con biết chắc hẳn giờ này mẹ đang rất mệt mỏi và nhớ nhà. Con và bố cũng nhớ mẹ lắm. Thế nhưng chúng ta phải cùng nhau cố gắng vượt qua.

Con tin rằng, rồi chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch lần này một cách thành công. Chờ đến ngày đó, con và bố sẽ đến bệnh viện đón mẹ về nhà. Mẹ phải hứa với con là luôn giữ gìn sức khỏe và lạc quan lên. Mẹ nhé?

Con gái yêu của mẹ

(Bài số 2 và số 3 từ nguồn: hoatieu)

Tham khảo bài viết thư UPU lần 50 chủ đề đại dịch COVID-19

Tham khảo bài viết thư UPU lần 50 chủ đề đại dịch COVID-19

Chủ đề viết thư UPU lần thứ 50 về vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay: đại dịch COVID-19.

Hải Đăng (t/h)

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !