Bí kíp tránh "bẫy" khi ôn luyện môn Sinh học THPT quốc gia 2020

Khi ôn luyện môn Sinh học THPT quốc gia 2020, học sinh cần chú ý ôn tập kiến thức kì I lớp 12, phần vận dụng và vận dụng cao, phần câu hỏi khó và cực khó.

Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ cách giúp học sinh tránh "bẫy" khi làm bài thi môn Sinh học THPT quốc gia 2020.

Tập trung kiến thức chương trình kì I lớp 12

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II năm học 2019-2020, tiếp theo đó là công bố đề thi tham khảo cho kì thi THPT Quốc gia 2020. Dựa trên đề thi môn Sinh học, có thể thấy: Phần lớn nội dung câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12 (90%) và 10% nằm trong chương trình lớp 11.

Ở chương trình lớp 12, phần lớn các câu hỏi vẫn tập trung ở kiến thức học kì I, kiến thức học kì II có khoảng 25% số câu hỏi nằm trong nội dung Tiến hóa và Sinh thái học và thuộc các nội dung còn lại sau khi đã giảm tải và tinh giản. Học sinh cần nghiên cứu kĩ Công văn giảm tải năm 2011 và Công văn điều chỉnh nội dung dạy học (Học kỳ II, năm 2020) để có kế hoạch ôn tập hiệu quả.

Thầy Nguyễn Thành Công.

Mẹo ghi điểm phần Vận dụng, vận dụng cao

Theo mô hình Đề tham khảo từ Bộ GD&ĐT, số lượng câu hỏi ở phần Vận dụng và vận dụng cao chiếm khoảng 25%. Các câu hỏi Vận dụng và vận dụng cao thường rơi vào các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, Quy luật di truyền, di truyền quần thể và di truyền người. Đối với từng chuyên đề, học sinh cần có những phương pháp ôn tập khác nhau. Cụ thể:

1. Đối với chuyên đề Cơ chế di truyền và biến dị

Học sinh nắm chắc kiến thức về cấu trúc và chức năng của các đại phân tử sinh học: ADN, ARN, protein. Nắm chắc các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: Tự sao, phiên mã, dịch mã và điều hòa biểu hiện gen. Luyện tập kỹ lưỡng các dạng bài tập tính toán “A, T, G, X” và các vấn đề liên quan cũng như các dạng bài tập mã di truyền. Nắm chắc cấu trúc và chức năng của NST, cơ chế của nguyên phân, giảm phân; các vấn đề biến dị: thường biến, biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến NST và các dạng bài tập liên quan.

2. Đối với Quy luật di truyền

Nghiên cứu thật kỹ dạng toán phối hợp các quy luật di truyền: Dấu hiệu nhận diện, cách giải và các dạng bài toán phụ phổ biến.

3. Đối với Di truyền quần thể

Chú trọng ôn luyện cấu trúc di truyền của quần thể và sự tác động của các nhân tố tiến hóa lên quần thể.

4. Đối với Di truyền người

Nghiên cứu kỹ dạng bài toán phả hệ và các vấn đề liên quan và luyện thật kỹ kĩ thuật giải phả hệ và phối hợp tính xác suất trong phả hệ.

Cảnh giác cao với những câu hỏi dễ “đánh bẫy” 

Trong đề thi THPT quốc gia đối với môn Sinh học, học sinh cần chú ý những câu hỏi cực khó thuộc 2 dạng chủ đạo: Bài tập phả hệ và bài tập phối hợp các quy luật di truyền. Thông thường, phần thi này dễ “đánh lạc hướng", mà các thầy luyện thi thường gọi hài hước là "đánh bẫy” học sinh thông qua việc: Xác định quy luật di truyền phối hợp từ các dấu hiệu; Tính số kiểu gen, kiểu hình ở đời con; Tính toán xác suất xuất hiện các kiểu gen và các kiểu hình ở đời con.

Ví dụ: Một loài thực vật lưỡng bội có alen A chi phối kiểu hình trội trội hoàn toàn so với alen a chi phối kiểu hình lặn. Một nhóm các cây cho phấn có tỉ lệ kiểu gen (1/4AA: 3/4Aa) lai với một số cây có tỉ lệ kiểu gen (1/3AA: 2/3Aa) được các hạt đời F1. Xác suất gieo 2 hạt F1 thu được 2 cây đều mang kiểu hình trội là:

A. 63/64                      B. 49/64                      C. 15/96                      D. 25/32

Đối với câu hỏi này, rất nhiều học sinh sẽ mắc bẫy tính tỉ lệ giao tử rồi tính ra kết quả theo công thức: (5/8A: 3/8a)(2/3A: 1/3a), tỉ lệ kiểu hình lặn ở đời con 3/8 x 1/3 = 1/8aa, kiểu hình trội = 7/8 và tỉ lệ 2 cây có kiểu hình trội = (7/8)2 = 49/64, đáp án B.

Tuy nhiên, đây là một cái bẫy vì không thể tính xác suất bố, mẹ hai lần trong cùng 1 phép lai được và do đó cách tính trên sẽ đi đến kết quả sai.

Để giải quyết bài này, các thí sinh cần dùng kĩ thuật tách phép lai: (1/4AA: 3/4Aa)(1/3AA: 2/3Aa). Kết quả cần tìm = 1/4 x 1/3 x 1 x 1 + 1/4 x 2/3 x 1 x 1 + 3/4 x 1/3 x 1 x 1 + 3/4 x 2/3 x 3/4 x 3/4 = 25/32

Để không bị mắc các lỗi sai ở phần câu hỏi cực khó, các em cần phải nắm chắc quy luật tính xác suất.

Ngoài ra, học sinh thường bị mất điểm đáng tiếc ở nhiều câu hỏi dễ vì tâm lý chủ quan hoặc không để ý đến các dấu hiệu bẫy trong câu hỏi.

Ví dụ. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chi phối bởi một cặp alen A và a; màu sắc quả được chi phối bởi một locus 2 alen B và b. Phép lai AaBb x AaBb sẽ tạo ra ở đời con tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 9                              B. 3                              C. 4                             D. 6

Ở câu này, nhiều học sinh sẽ dính bẫy đáp án C. Nhưng thực tế, mỗi locus có thể có 3 kiểu hình nếu các alen trội - lặn không hoàn toàn. Số loại kiểu hình thực tế là 3 x 3 = 9 kiểu hình.

Đối với các thí sinh đặt mục tiêu thi môn Sinh học chỉ để xét tốt nghiệp, các em cần tập trung làm chắc chắn ở 20 câu hỏi đầu tiên (chủ yếu ở mức nhận biết) và cố gắng làm tốt ở 10 câu hỏi tiếp theo.

Sau đó, có thể chọn ngẫu nhiên ở 10 câu hỏi cuối cùng. Tuy nhiên, đối với các thí sinh thi môn Sinh học để xét tuyển vào Đại học, mục tiêu của các em sẽ quyết định chiến thuật làm bài. Nếu mong muốn điểm 9+, các em không thể để rơi rụng điểm ở 30 câu đầu và cố gắng làm 30 câu đầu trong thời gian ít hơn 20 phút, còn lại 10 câu cuối dồn toàn bộ tâm sức để giải quyết trong 30 phút cuối cùng của thời gian làm bài. Chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng, có chiến thuật làm bài tốt các em sẽ gặt hái thành công.

Hoàng Thanh

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !