Giật mình quán cơm "nhiều không" trước cổng bệnh viện

Người nhà bệnh nhân thấy rẻ là mua, nên những quán cơm di động ở vỉa hè bệnh viện Việt Đức và bệnh viện K Hà Nội vẫn có đất sống, dù nó không đảm bảo bất cứ tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm nào.

Giật mình quán cơm

Những quán cơm "nhiều không" này đã tồn tại từ lâu

Cơm 15 nghìn đồng/suất hút khách

Đây là những quán cơm di động quanh Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Cứ đến 10 hàng ngày là họ bày hàng ra bán trong vòng 2 tiếng đồng hồ rồi lại dọn dẹp trả lại vị trí cho vỉa hè. Điều đáng nói là mỗi suất cơm có giá 15 nghìn đồng, người mua có thể tự lựa chọn món ăn mình thích, không quan tâm gì tới an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sạp cơm của một bà chủ ngay trước cổng vào khoa huyết học Bệnh viện Việt Đức vừa mở ra đã có rất nhiều người xếp hàng mua vì cơm ở đây rẻ. So với một suất cơm trong quán cơm có giá 30 – 40 nghìn đồng thì cơm bán ở ngoài vỉa hè có giá 15 – 20 nghìn đồng/suất.

Chị Dương Thu Linh trú tại Hưng Yên, chăm chồng bị tai nạn giao thông hai tuần nay ở bệnh viện Việt Đức, là khách quen của quán cơm. Chị Linh cho biết: “So với các quán cơm kia, cơm ở đây rẻ, người nấu ăn cũng khéo nên món nào cũng ngon miệng, dễ ăn”. 

Khi chúng tôi hỏi về an toàn thực phẩm, chị Linh chỉ cười “ngon, rẻ thì mình mua. 15 nghìn đồng làm gì có nhiều lựa chọn. Một hai ngày ở viện còn dám ăn cơm quán chứ ở viện cả tháng, 2, 3 người thay nhau làm gì có tiền mà ăn cơm trong tiệm. Mỗi suất cơm rẻ hơn trong quán một nửa. Mình mua về ngồi ghế đá ăn cũng tiện”.

Giật mình quán cơm

Những túi canh vứt lỏng chỏng dưới gốc cây

Còn ông Nguyễn Quang trú ở Bắc Ninh đang chăm con trai mổ thoát vị đĩa đệm nên quán cơm ngay cổng bệnh viện là giải pháp cho vợ chồng già này. Mỗi ngày, họ chỉ mua 20 nghìn suất cơm, xin nhiều cơm và ông bà chia nhau ăn để tiết kiệm được thêm chút tiền.

Anh Đỗ Văn Thiển trú Hiệp Hòa, Bắc Giang chăm mẹ mổ u thận ở bệnh viện K vui vẻ khoe anh vừa mua một suất cơm tại quán cơm di động ngay trước công bệnh viện. Mỗi ngày, anh ăn hai suất mất chỉ 30 nghìn đồng. Anh Thiển giống như rất nhiều người nhà bệnh nhân khác không có sự lựa chọn, nhất là khi các món ăn trong quán quá đắt đỏ.

Với những người nhà bị bệnh trọng, điều trị tốn kém thì việc họ tiết kiệm vài chục nghìn một ngày cũng là số tiền lớn. Mỗi người một hộp cơm, một viên gạch hoặc cái dép là họ có thể ngồi ăn ngon lành. Anh Thiển kể “không có quán cơm này cũng gay đấy. Ở đây cái gì cũng đắt đỏ. Mình khỏe ăn lấy no thôi. Các cụ bảo sẩy nhà ra thất nghiệp. Ở viện là phải phải chịu mọi sự thiếu thốn”.

An toàn vệ sinh thực phẩm bỏ ngỏ

Chúng tôi chứng kiến 1 giờ buôn bán của ông chủ quán cơm ngã tư Tràng Thi - Phủ Doãn của bệnh viện Việt Đức. Các hộp thực ăn được gia chủ đựng vào các hộp nhựa, không che đậy hay sử dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh đường phố. 

Đặc biệt những túi canh được họ buộc sẵn cho vào túi rồi vứt cạnh gốc cây. Người mua cơm chỉ cần nói giá suất cơm rồi cầm cơm, tự đi lấy canh, đũa mang về phòng bệnh hoặc tìm chỗ nào ngồi ăn.

Giật mình quán cơm

Người mua cơm tự lấy canh về ăn


Chỉ từ 10h30 đến 12 giờ, một thùng cơm to đã được bán hết. Khi chúng tôi hỏi vì sao cơm rẻ, người bán hàng tỏ ra khó chịu bảo “rẻ không ăn thì thôi”. Còn những người trông xe lắc đầu nói “15 nghìn lấy đâu ra tươi ngon mà hỏi làm gì cho họ tức”.

Người bán thì bất chấp lợi nhuận còn người mua tham rẻ là câu chuyện chung của nhiều quán cơm di động này. Trao đổi với chúng tôi, một bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức cho biết các bệnh nhân của ông họ có thời gian ở viện lâu nên muốn tiết kiệm chi phí. Các bác sĩ thường khuyên người nhà việc điều trị lâu dài nên phải giữ gìn sức khỏe của mình để chăm người thân. Người nhà bệnh nhân không nên ham rẻ. Những quán ăn ở ngoài khuôn viên của bệnh viện nên bệnh viện không thể kiểm soát.

Theo quy định mới của luật An toàn thực phẩm, thức ăn đường phố phải đảm bảo các tiêu chí như phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm. Thức ăn phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố. Phải có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố… Chỉ với mấy tiêu chí quan trọng và đơn giản nhất thì các quán ăn này đều vắng bóng. Người nhà bệnh nhân ít sự lựa chọn còn người bán hàng thì hả hê vì hàng bán chạy.

PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh - viện công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết thực phẩm bị ôi thiu có thể chế biến thành thực phẩm ngon. Người dùng có thể mua thịt từ buổi chiều hôm trước về ngâm qua một vài hóa chất bảo quản có trong sản xuất lân đạm. Nhiều người cứ nghĩ, thực phẩm không an toàn là thực phẩm gây ngộ độc, đau bụng ngay. Khi nhìn những bức ảnh về những quán cơm “nhiều không” này, ông Thịnh băn khoăn nguy cơ ngộ độc trường diễn sẽ xảy ra.
Khánh Ngọc

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !