Giáo dục giới tính không còn chuyện mang bao cao su đeo lên chuôi cuốc

Giáo dục giới tính hiện nay là đi sâu vào thực tế, chia sẻ thẳng thắn các vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục, tình yêu chứ không còn chuyện mang chiếc cuốc để đeo bao cao su lên chuôi hướng dẫn học sinh...

Những ngày qua, dư luận xôn xao về sự việc nữ sinh lớp 8 tại Thanh Hóa đã phải nghỉ học vì mang song thai 5 tháng với một nam thanh niên xã bên. Sự việc một lần nữa là tiếng chuông cảnh tỉnh chúng ta cùng nhìn nhận lại vấn đề giáo dục giới tính trong trường hiện nay.

Cô Văn Quỳnh Giao – Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay: “Hiện nay không có môn học về giáo dục giới tính riêng. Học sinh lên đến THPT, những vấn đề liên quan đến giới tính cũng mới chỉ được lồng ghép, tích hợp ở vài môn học như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học... hoặc được đề cập trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

Tuy nhiên, thời lượng dành cho nội dung này chỉ khoảng một tiết học (45 phút) khó có thể đủ để các giáo viên truyền đạt kiến thức về giới tính, cũng như giải đáp thắc mắc của các em cho nên công tác này tại các nhà trường đạt hiệu quả chưa cao”.

Theo cô Văn Quỳnh Giao giáo dục giới tính có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Việc lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong trường học nhằm giúp các em có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính vị thành niên, cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết như trường hợp nữ sinh lớp 8 tại Thanh Hóa mang thai.

“Hiện nay, nhà trường phải mời thêm chuyên gia về giáo dục giới tính về chia sẻ, nói chuyện với học sinh thông qua các buổi học ngoại khóa. Sau thời gian triển khai đến giờ thì học sinh cũng không còn e ngại khi nói đến quan hệ tình dục hay các biện pháp tránh thai an toàn...”, cô Giao cho biết.

giáo dục giới tính
(Ảnh minh họa, nguồn internet)

Còn thầy Bùi Hữu Bến – giáo viên Trường THPT Nam Đông Quan (H.Đông Hưng, Thái Bình) cho biết, năm nào nhà trường cũng tổ chức 1 buổi hoạt động ngoại khóa với các bác sĩ chuyên khoa 1 thuộc Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình về chia sẻ với học sinh về giáo dục giới tính, quan hệ tình dục hay các biện pháp phòng ngừa thai...

Từ đó học sinh có những hiểu biết sâu hơn về giáo dục giới tính. Hiện nay trong môn Sinh học cũng chỉ có 2 tiết học về sinh sản cũng như biện phá tránh thai trong một năm học là hơi ít và khó để giáo viên liên hệ cho các em thực tế về câu chuyện giáo dục giới tính.

"Giáo dục giới tính phải bắt đầu ngay từ tiểu học vì bậc này nhiều học sinh đã thay đổi, phát triển về giới tính và đến THPT chỉ là tiếp tục quá trình xuyên suốt ấy chứ nếu đợi đến THPT mới dậy các em thì là quá muộn.

Hiện nay, nhà trường cũng đã cố gắng hết sức, mời chuyên gia về nói chuyện với học sinh để các em chia sẻ những gì đang diễn ra trong cuộc sống làm các em bối rối.

Nhưng qua những buổi nói chuyện với các chuyên gia về giới tính thì tôi thấy hiện nay internet, mạng xã hội phát triển cũng kéo theo việc học sinh nhận biết rất sớm về giáo dục giới tính cũng như quan hệ tình dục. Có em còn biết nhiều hơn thầy cô vẫn nghĩ, không còn những câu hỏi như hôn nhau hay ôm nhau thì có thai hay không, hay tránh thai bằng túi nilon...”, thầy Bến cho hay.

giới tính
Giáo dục giới tính trong nhà trường cần đi sâu vào thực tế (ảnh minh họa)

Theo lời kể của thầy Bến thì những buổi ngoại khóa thường thu hút sự chú ý của học sinh vì ở đó các em được hướng dẫn về các biện pháp phòng vệ trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, các biện pháp vệ sinh vùng kín, biện pháp tránh thai an toàn hay cách dùng bao cao su...

Giáo dục giới tính hiện nay là đi sâu vào thực tế, chia sẻ thẳng thắn các vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục, tình yêu chứ không có chuyện mang chiếc cuốc để đeo bao cao su lên chuôi hướng dẫn học sinh... Nói thế để thấy rằng hiện nay giáo dục giới tính không còn chuyện e ngại như xưa nữa.

Hiện nay cũng có cái khó trong giáo dục giới tính là phụ thuộc vào độ nhanh nhạy của giáo viên trong việc dạy lồng ghép nội dung này vào các môn học khác. Để giáo dục giới tính thực sự có hiệu quả thì ngoài nhà trường, gia đình phải là điểm tựa quan trọng của các em trong việc cung cấp, hỗ trợ các em kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, lắng nghe và tạo niềm tin để các em có thể cởi mở giãi bày tâm sự.

Nữ sinh lớp 8 đã mang thai, các phụ huynh nên

Nữ sinh lớp 8 đã mang thai, các phụ huynh nên "sờ ngay vào gáy mình"

Là một bà mẹ, tôi không khỏi giật mình và lo lắng, không chỉ lo lắng cho những nữ sinh tí tuổi đã trót mang thai mà còn phải xem lại cách nuôi dạy con của mình đã đúng chưa.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !