Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Số F1 trong khu cách ly tập trung còn rất ít, sẽ thu nhỏ các khu cách ly này

Quan điểm của Hà Nội là F1 không cách ly tập trung nữa, chỉ thực hiện với những gia đình không đủ điều kiện mới cách ly tập trung F1. Dần dần Thành phố cũng thu nhỏ các khu cách ly tập trung...

Trong những ngày qua, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục tăng nhanh, trong đó số ca mắc tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú chiếm phần lớn số ca ghi nhận trong ngày.

Báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội ngày 4/1 cho thấy, trong ngày thành phố ghi nhận 2.578 ca mắc Covid-19 trong đó số ca mắc tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú là 1.853.

Trước đó, ngày 3/1, số ca mắc trong ngày của Hà Nội là 2.106 trường hợp trong đó số ca tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú cũng là 1.454.

{keywords}
Hà Nội sẽ thu hẹp các khu cách ly tập trung

Điều này khiến nhiều người lo ngại khi cho rằng có tới 3/4 ca nhiễm mới ở Hà Nội được phát hiện trong khu cách ly. Câu hỏi được đặt ra là tại sao người nhiễm (F0) được cách ly tại nhà sao vẫn phải cố đưa F1 vào khu cách ly tập trung, có sự lây chéo ở những khu vực này hay không?.

Giải đáp những thắc mắc này với phóng viên Infonet vào sáng 5/1, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà khẳng định, hiểu 3/4 ca mắc trong khu cách ly tập trung là chưa chính xác. Thực tế, số ca mắc trong báo cáo được ghi gộp tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú chứ không phải ở riêng tại khu cách ly tập trung.

“Số ca mắc này chủ yếu ở khu cư trú- tại những gia đình có F0, thì những người liên quan trong gia đình là F1. Tức là từ gia đình tiếp xúc mà với chủng Delta thì một người trong gia đình bị thì nguy cơ lây nhau rất cao. Chứ không phải toàn bộ số này là F1 tại khu cách ly tập trung”, bà Hà nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội hiện toàn bộ F0 thể nhẹ không triệu chứng, đủ điều kiện cách ly tại nhà, cơ bản F1 cũng cách ly tại nhà, số rất ít còn lại cách ly tại khách sạn.

“Quan điểm của Hà Nội là F1 không cách ly tập trung nữa, chỉ thực hiện với những gia đình không đủ điều kiện mới cách ly tập trung. Dần dần Thành phố cũng thu nhỏ các khu cách ly tập trung, bởi vì người nhập cảnh cũng không cách ly tập trung nữa. Trước đây các khu cách ly tập trung duy trì là có người nhập cảnh. Bây giờ người nhập cảnh cũng về theo dõi sức khoẻ tại nhà cho nên những khu cách ly tập trung của Hà Nội dần dần sẽ chỉ để thu dung những trường hợp gia đình không đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà.

Tuy nhiên, bây giờ với những trường hợp như thế (F1, F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà) thì Hà Nội cũng có những giải pháp như: ưu tiên cho những người cách ly, điều trị ở nhà - những người còn lại trong gia đình có thể ra khách sạn, đi đến nhà người quen”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay.

Khẳng định không có nhiều F1 trong khu cách ly tập trung chỉ là do cách cung cấp thông tin của các đơn vị chức năng chưa rõ ràng, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ chỉ đạo CDC Hà Nội điều chỉnh.

“Chủ yếu F0 được phát hiện tại nhà có F0 và vài F1. Mà thực chất là phát hiện người trước người sau trong gia đình (người yếu thì phát bệnh sớm, người khoẻ muộn hơn) chứ giờ cũng không biết ai là F1 của ai nữa.

Hiện giờ F1 ở các khu cách ly tập trung của F1 còn rất ít, chủ yếu cách ly tại nhà. Với Hà Nội thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Y tế - những người nhập cảnh cũng không thực hiện cách ly tập trung nữa. Vì vậy các khu cách ly tập trung của Hà Nội hiện còn rất ít và không có việc lây lan trong khu cách ly tập trung”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh. 

Nói về số ca liên tục tăng cao, gần nửa tháng qua, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới trong ngày, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho rằng "thành phố không bị động, không bất ngờ".

Theo đó, Thành phố đã đưa ra kịch bản 100.000 ca, trung bình mỗi quận, huyện khoảng 3.000 ca để từ đó tính toán phương án chăm sóc sức khỏe, điều trị của người mắc Covid-19.

Thành phố tăng cường điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà, giảm tải cho y tế tuyến trên để các bệnh viện tập trung cứu chữa người có triệu chứng trung bình, nặng và nguy kịch. Đến ngày 4/1, thành phố có hơn 32.200 bệnh nhân đang điều trị, trong đó hơn 22.000 ca điều trị tại nhà.

Theo Sở Y tế, ngoài hệ thống y tế của thành phố, các bệnh viện trung ương trên địa bàn và y tế tư nhân, Hà Nội đã huy động các y bác sĩ nghỉ hưu, tình nguyện viên là sinh viên trường y.

Thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng lưới hơn 4.000 y bác sĩ để tư vấn cho F0; có hàng nghìn cuộc gọi đến Tổng đài 1022 mỗi ngày.

Các tổ hỗ trợ người nhiễm Covid-19 tại nhà, có nhiệm vụ cấp phát thuốc, xét nghiệm, theo dõi, thăm khám sức khỏe cho người bệnh, cập nhật thông tin sức khỏe lên phần mềm.

N. Huyền 

Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ

Uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày (khoảng 5 cốc) không chỉ ngăn ngừa mà còn có thể giảm nhẹ tình trạng đột quỵ.

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Đang cập nhật dữ liệu !