Giám đốc Sở VH – TT Đà Nẵng: “Tôi sẽ làm phim đặt lại vấn đề về vua Tự Đức!”

Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng (nguyên Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng) cho hay, ông sẽ làm bộ phim tài liệu đặt lại vấn đề về vai trò của triều Nguyễn và vua Tự Đức trong buổi đầu chống Pháp xâm lược!

Như tin đã đưa, sáng 25/7, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2016), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Đà Nẵng đã tề tựu dưới chân tượng đài Nguyễn Tri Phương trong khuôn viên Di tích quốc gia Thành Điện Hải, dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của vị danh tướng này cùng các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đấu chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha giai đoạn 1858 -1860.

Giám đốc Sở VH – TT Đà Nẵng: “Tôi sẽ làm phim đặt lại vấn đề về vua Tự Đức!” - ảnh 1

Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Huỳnh Hùng trả lời phỏng vấn Infonet ngay sau lễ dâng hương Danh tướng Nguyễn Tri Phương sáng 25/7 (Ảnh: HC)

Ngay sau khi dự lễ, Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng đã gặp phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng (nơi ông từng làm Giám đốc) và yêu cầu giữ lại toàn bộ hình ảnh tư liệu vừa quay được để sắp tới ông sẽ làm bộ phim tài liệu “Dưới chân Thành Điện Hải”.

“Phát hiện” chi tiết này, PV Infonet đã đề nghị được trao đổi thêm với NSƯT Huỳnh Hùng:

PV: Xin ông cho biết về dự định làm phim tài liệu “Dưới chân Thành Điện Hải” ngay sau khi vừa dự lễ dâng hương này?

NSƯT Huỳnh Hùng: Đến dự buổi lễ dâng hương sáng nay, tôi thực sự xúc động và trong tôi nảy sinh ý định mình phải làm một cái gì đấy. Tôi là một đạo diễn phim tài liệu nên tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm một phim tài liệu mà qua đó sẽ đặt lại một số vấn đề về lịch sử!

PV: Ông có thể cho biết rõ thêm về “một số vấn đề lịch sử” mà ông dự định “đặt lại” trong phim tài liệu sắp tới?

NSƯT Huỳnh Hùng: Như lâu nay chúng ta cứ nói nhà Nguyễn là bán nước, vua Tự Đức là bán nước. Nhưng khi đến dự lễ dâng hương này, tôi chợt nhận ra đó là những nhận xét trước đây. Còn bây giờ, qua những tư liệu lịch sử và ngay tại di tích Thành Điện Hải đây, trước tượng đài Danh tướng Nguyễn Tri Phương, tôi thấy những nhận xét đó là chưa chuẩn.

Nếu không có chủ trương của triều đình nhà Nguyễn, không có việc “bật đèn xanh”, ra lệnh của người đứng đầu triều đình là vua Tự Đức thì làm sao Danh tướng Nguyễn Tri Phương có thể cùng với quân dân Đà Nẵng, các vùng phụ cận và quan quân triều đình tiến hành cuộc chiến đấu kéo dài ròng rã 2 năm trời, cầm chân được quân thù, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của liên quân Pháp – Tây Ban Nha?

Do vậy, có những vấn đề của lịch sử mà bây giờ chúng ta phải xem xét lại, phải đánh giá lại cho khách quan, trung thực, trả lại cho lịch sử những gì vốn có của nó. Riêng với Thành Điện Hải này, với trận chiến của quân dân Đà Nẵng đại diện cho quân dân cả nước mở đầu cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha mà chúng ta cứ kết luận triều Nguyễn là bán nước, vua Tự Đức là bán nước thì tôi cho kết luận như vậy là hồ đồ, không chuẩn xác.

PV: Ông có tin là qua phim tài liệu sắp tới, ông sẽ đặt lại vấn đề đó?

NSƯT Huỳnh Hùng: Mặc dù đề tài này đến với tôi một cách bất chợt nhưng tôi có hy vọng và niềm tin là qua bộ phim, tôi sẽ đặt lại vấn đề này một cách thuyết phục. Tôi tin là như vậy. Khi nào triều Nguyễn nhu nhược thì nói là nhu nhược, nhưng khi họ có đóng góp thì phải ghi nhận là họ có đóng góp!

PV: Để làm điều đó, cùng với việc chuẩn hết sức công phu về tư liệu lịch sử thì có lẽ ông cũng cần phải có cả sự dũng cảm khi thực hiện đề tài?

NSƯT Huỳnh Hùng: Tôi hiểu ý anh định nói, nhưng sự dũng cảm có lẽ không phải là điều quá đáng lo vì tôi cũng đã trải nghiệm nhiều rồi. Tôi từng cùng NSUT Chí Trung thực hiện phim tài liệu “Nhớ đảo” (Huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc và giải báo chí quốc gia năm 2005) nói về các nhân chứng từng làm việc, chiến đấu, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước khi bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép ngày 19/1/1974.

Bây giờ thì các nhân chứng này xuất hiện rất bình thường nhưng cách đây 11 năm còn có tâm lý ngại nói đến những người lính VNCH trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa. Tuy nhiên trong phim “Nhớ đảo”, chúng tôi đã đưa các nhân chứng này vào phát biểu đàng hoàng. Và trong lời bình, chúng tôi cũng nêu rõ: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi Tổ quốc bị xâm lăng thì bất kỳ ai chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đều là những người yêu nước!”.

Hay tôi từng làm phim về ông Hồ Nghinh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy QN-ĐN, Phó Ban Kinh tế TƯ) khi ông chưa được nhận huân chương Hồ Chí Minh, chưa được tuyên dương Anh hùng, mà trái lại là một nhân vật “nhạy cảm”. Trong phim này có lời bình: “Ông đã từng “lên bờ xuống ruộng” vì ông đi trước thời đại”. Bây giờ thì có đường Hồ Nghinh hoành tráng, nhưng hồi đó mà nói về ông như thế là căng lắm.

Chưa kể trong phim còn có phát biểu của bà Nguyễn Thị Nhạn (nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội LHPT tỉnh QN-ĐN) rằng: “Ai không tin ông Hồ Nghinh thì kệ họ chứ tôi sống chết với ông 21 năm trên núi, tôi tin tuyệt đối con người này. Có người nói với tôi nếu tới thăm ông Hồ Nghinh sẽ bị công an bắt, nhưng tôi nói bắt thì bắt chứ tôi vẫn tin ông Hồ Nghinh!”...

PV: Ngoài việc đặt lại vấn đề về vai trò của nhà Nguyễn và vua Tự Đức trong buổi đầu chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược, phim tài liệu sắp tới của ông còn nhắm đến những vấn đề nào nữa?

NSƯT Huỳnh Hùng: Tôi còn muốn nói đến sự đối xử của hậu thế đối với các di tích lịch sử, văn hóa mà cha ông để lại. Chúng ta đang đứng chân trên Thành Điện Hải đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 16/11/1988 và được bảo vệ bởi Luật Di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa quy định rất cụ thể rằng với những di tích lịch sử, văn hóa quan trọng cấp quốc gia, nếu muốn xây dựng hay làm một việc gì đó đều phải được sự đồng ý của Bộ VH-TT-DL, mà tốt nhất là giữ nguyên trạng.

Nhưng thực tế cho đến giờ này, Thành Điện Hải đã và đang bị xâm phạm, thậm chí xâm phạm nghiêm trọng. Trên di tích này, chúng ta đã xây dựng một số công trình mới, chung quanh thành cũng có những công trình lấn sát vào di tích, và phía sau thành có hàng chục hộ dân đã làm nhà, xâm chiếm vào đất di tích.

Do vậy, trong phim tài liệu sắp tới, chúng tôi cũng sẽ đặt vấn đề này và kiến nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng xem xét, có sự chỉ đạo trên cơ sở bảo vệ hiện trạng của di tích, không được xâm lấn thêm, không được xây dựng thêm, và phải thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa đối với di tích hết sức quan trọng không chỉ đối với Đà Nẵng mà còn đối với cả nước này.

PV: Xin cám ơn ông đã dành cho báo Infonet cuộc phỏng vấn này!

HẢI CHÂU (thực hiện)

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Đang cập nhật dữ liệu !