Giải mã các sự cố ‘kỳ quái’ liên tục xảy ra tại Iran

Mỹ, Israel được cho là “thủ phạm” đằng sau hàng loạt sự cố vừa qua ở Iran, Trung Đông đang đối mặt nguy cơ mới trước “trò chơi” của 3 quốc gia này.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các “sự cố” nghiêm trọng tại Iran, nhiều bên nghi ngờ rằng Mỹ hoặc Israel đứng sau “hậu trường”, điều này làm Iran đã liên tục nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu. Cùng với việc Mỹ, Israel và Iran không ngừng cạnh tranh, “bàn cờ” Trung Đông cũng đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ mới.

{keywords}
Tòa nhà xảy ra sự cố tại cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Nguồn: people.com.cn.

Những sự cố “kỳ quái” liên tục xảy ra

Theo báo cáo của giới truyền thông, đã có hàng chục sự cố ở Iran trong những tháng gần đây và đã có 6 sự cố “kỳ lạ” trong những tuần qua, gồm: Ngày 26/6, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho vũ khí ở căn cứ quân sự Parchin gần thủ đô Tehran, vài giờ sau đó cùng ngày, thành phố đông dân thứ sáu ở Iran là Shiraz và là thủ phủ của tỉnh Fars bị mất điện toàn thành phố.

Tiếp đó, ngày 30/6, tiếp tục xảy ra vụ nổ ở một trung tâm y tế ở Tehran làm 19 người thiệt mạng. Đến ngày 2/7, xảy ra sự cố tại cơ sở hạt nhân Natanz, miền trung Iran. Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) xác nhận sự cố không gây ô nhiễm phóng xạ. Ngày 3/7, thành phố Shiraz tiếp tục xảy ra nhiều đám cháy lớn sau khi bị mất điện toàn thành phố hôm 26/6.

Ngày 4/7, một vụ hỏa hoạn lớn tiếp tục xảy ra ở nhà máy điện tại thành phố Ahvaz, phía tây nam Iran. Cùng ngày, một vụ rò rỉ khí clo xảy ra tại một bộ phận của nhà máy hóa dầu Karoon gần cảng Bandar Imam Khomeini trên Vịnh Ba làm bị thương hàng chục người.

Trong số các sự cố nêu trên, tạo ra tác động lớn nhất là sự cố tại cơ sở hạt nhân Natanz nằm ở miền trung Iran. Đây là một trong số các cơ sở hạt nhân của Iran được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế giám sát. Theo báo cáo của truyền thông Iran, vụ nổ trên xảy ra ở xưởng lắp ráp máy ly tâm mới được xây dựng tại cơ sở hạt nhân Natanz. Đại diện AEOI cho biết, xưởng trên đã không hoạt động hết công suất do bị ràng buộc bởi thỏa thuận hạt nhân 2015.

Ngày 6/7, Người phát ngôn AEOI Behrouz Kamalvandi tuyên bố, Iran sẽ xây dựng một nhà máy hạt nhân mới tiên tiến hơn cơ sở hạt nhân Natanz để thay thế. Ông cũng nhấn mạnh, sự cố vừa qua sẽ không cản trở kế hoạch làm giàu uranium của Iran, nhưng có thể làm chậm quá trình phát triển và sản xuất các thiết bị tiên tiến.

{keywords}
 Một kho tên lửa ngầm dưới lòng đất của Iran. Nguồn: people.com.cn.

Mỹ và Israel được cho là “thủ phạm” sau hàng loạt sự cố ở Iran

Sau khi xảy ra sự cố, phía Iran ngay lập tức mở cuộc điều tra. Chủ tịch AEOI cho biết, các chuyên gia của Iran đã xác định được nguyên nhân sự cố tại cơ sở hạt nhân Natanz, nhưng vì lý do an ninh, kết quả điều tra sẽ được công bố vào thời điểm thích hợp.

Đến nay, giới quan sát tin rằng, Mỹ hoặc Israel đứng sau “hậu trường”, và đưa ra 2 giả thiết về sự cố trên. Thứ nhất là tấn công mạng. Thời báo Jerusalem Post của Israel dẫn lời một quan chức Iran nói rằng, những nghi ngờ của Iran tập trung vào Israel và Mỹ, Tehran tin rằng một cuộc tấn công mạng có thể đã gây ra vụ cháy. Trước đó, để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, cả Mỹ và Israel đã sử dụng các cuộc tấn công mạng để phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.

Thời báo New York dẫn lời một quan chức cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nói rằng, Israel đã làm mọi cách để phá hoại chương trình hạt nhân của Iran, bao gồm cả việc phát động một cuộc tấn công mạng vào năm 2010, với mục tiêu là máy ly tâm Iran.

Thứ hai là đánh bom. Thời báo New York dẫn lời một quan chức tình báo Trung Đông nói rằng, Israel phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn tại cơ sở hạt nhân Iran, phía Israel đã sử dụng lính đặc nhiệm của mình để đặt bom với sức công phá lớn nhằm vào cơ sở Natanz. Một quan chức cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng cho biết, "một quả bom đã được sử dụng trong vụ nổ”. Ngoài ra, liên quan đến vụ nổ kho vũ khí của căn cứ quân sự Parchin ngày 26/6, truyền thông Kuwaiti cho biết, máy bay chiến đấu F-35 của Israel là “tác giả” của vụ nổ này.

Liên quan đến các sự cố liên tiếp trong thời gian gần đây ở Iran, chính phủ Mỹ vẫn giữ im lặng, còn các quan chức Israel đã bày tỏ quan điểm tương đối mơ hồ. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz hôm 5/7 cho biết: "Mọi người có thể nghi ngờ chúng tôi bất cứ lúc nào và bất cứ điều gì, nhưng tôi nghĩ điều này không đúng, không phải mọi thứ xảy ra ở Iran đều phải liên quan đến chúng tôi". Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi thì tuyên bố: “Israel không cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu này”.

Tình hình Trung Đông đối mặt với “bài toán mới”

Giới phân tích tin rằng, các sự cố liên tiếp ở Iran, đặc biệt là vụ nổ tại cơ sở hạt nhân, có thể có sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài. Sự chậm trễ của Iran trong việc công bố nguyên nhân vụ hỏa hoạn có thể tương tự như sự kiềm chế trước đây trong việc xử lý vụ ám sát tướng Soleimani. Sự kiềm chế của Iran nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế trong nước do ảnh hương của dịch Covid-19. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, Iran cũng không muốn xung đột trực tiếp với Mỹ hoặc Israel. Trong tương lai ngắn, “trò chơi” giữa Mỹ, Israel và Iran sẽ tiếp tục xảy ra theo 2 kịch bản.

Thứ nhất, leo thang đối đầu quân sự. Ngay sau vụ hỏa hoạn tại cơ sở hạt nhân ở Natanz, Iran đã có hành động quân sự. Tư lệnh Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC Navy), Đô đốc Alireza Tangsiri hôm 5/7 tuyên bố, Iran đã xây dựng các "phố tên lửa ngầm và gần bờ" dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư và Vịnh Ô-man. “Phố tên lửa” sẽ "vượt quá sức tưởng tượng của kẻ thù".

Thứ hai, “trò chơi” sẽ âm thầm diễn ra. Mặc dù mâu thuẫn giữa Mỹ, Israel và Iran rất khó để hòa giải trong thời gian ngắn, Mỹ hiện đang trong một cuộc khủng hoảng do Covid-19 và xung đột sắc tộc sâu sắc, Israel thì đang diễn ra các cuộc đấu tranh chính trị trong nước. Iran cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh kế. Do vậy, khả năng xảy ra xung đột quân sự Mỹ, Israel và Iran là tương đối nhỏ, Các vụ việc “phá hoại âm thầm” vẫn sẽ là “giai điệu” chính trong một khoảng thời gian ngắn tới đây.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !