Giải cứu trường đầu ra đắt hàng, đầu vào bí bách

Tỷ lệ học sinh học nghề ra trường có việc làm từ hệ trung cấp đạt khoảng trên 80%. Một số ngành nghề cung không đủ cầu như sửa chữa ô tô, điện tử điện lạnh… Nhưng trường nghề lại bị thí sinh lạnh nhạt, bí đầu vào

Trước thực trạng trường nghề thiếu đầu vào, khó tuyển sinh dù tỉ lệ ra trường có việc làm rất cao, PV có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

-Đứng trước những khó khăn trong tuyển sinh và đào tạo của các trường nghề hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và trực tiếp là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có những động thái chia sẻ, tạo điều kiện như thế nào cho các trường để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội?

Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết: “Công tác tuyển sinh của các trường nhất là các trường nghề đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch khi mà học sinh có khoảng thời gian tạm thời không được đến trường.

Đối với đào tạo nghề nghiệp, hàng năm các trường nghề đều phải tư vấn đến các trường THCS, THPT, thậm chí đến từng nhà nhưng vì dịch bệnh nên vừa qua không thể đến được. Vì thế, các trường không thể thực hiện được theo kế hoạch.

Hàng năm, chúng tôi thường tổ chức công tác tuyển sinh từ đầu năm nhưng tháng 2,3 năm nay bị gãy kế hoạch.

Các trường cũng bị hẫng hụt vì ảnh hưởng do giãn cách xã hội, thậm chí sau đó có học sinh bỏ trường, bỏ lớp luôn. Chất lượng đào tạo cũng bị ảnh hưởng”.

Theo ông Giang, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã hướng dẫn các trường tăng cường các biện pháp tuyển sinh trực tuyến trong bối cảnh hiện nay.

Được biết tỷ lệ học sinh học nghề ra trường có việc làm từ hệ trung cấp đạt khoảng trên 80%. Một số ngành nghề cung không đủ cầu như sửa chữa ô tô, điện tử điện lạnh…

{keywords}
Sửa chữa ô tô đang là ngành rất hot, cung không đủ cầu.

“Như chúng ta đã biết, lao động có tay nghề nhất là tay nghề chất lượng cao có nhiều ưu thế hơn lao động phổ thông như được chi trả mức lương cao hơn, công việc ổn định hơn. Tôi hi vọng thời gian tới các bậc phụ huynh và học sinh nhận thức rõ được vấn đề này thay vì tâm lý “sính” đại học”, ông Giang nhìn nhận.

Cũng theo ông Giang, để giải quyết được câu chuyện cơ sở vật chất tụt hậu trong đào tạo nghề, các trường cần chủ động tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp vào giảng dạy cũng như hướng dẫn tác phong, nâng cao tay nghề…

“Tôi khẳng định liên kết nhà trường, người học và doanh nghiệp là khâu đột phá và phải thực hiện thật tốt. Hàng năm các trường có kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp lớn. Kể cả người thầy, bây giờ không chỉ đứng trên bục giảng mà ít nhất phải xuống cùng sản xuất ở doanh nghiệp xem ngành nghề này doanh nghiệp yêu cầu gì ở người học. Thầy mà không giỏi sao đào tạo được nhân lực chất lượng cao?

Nói thế để chúng ta thấy phải luôn luôn thay đổi, đón đầu xu thế, đón đầu nhu cầu của người dùng lao động chứ không phải cứ đào tạo trong lạc hậu rồi sinh viên tốt nghiệp ra trường lại phải đào tạo lại rất mất thời gian.

Chúng tôi được biết có những trường cao đẳng có chương trình kết nối đến hàng nghìn doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, cam kết việc làm với sinh viên. Điều này cần được quan tâm và tôi mong tiếp tục được hưởng ứng.

Với người học, dù bất kể đối tượng nào được xuống doanh nghiệp là được trải nghiệm, được rèn luyện bản lĩnh người thợ, các kĩ năng mềm, biết quan sát thực tế. Điều này người học được rất nhiều lợi ích.

Về phía nhà trường cũng được nhiều lợi ích. Nhiều trường có máy móc hiện đại từ doanh nghiệp mà không tốn chi phí đầu tư.

Còn doanh nghiệp kết nối theo đơn đặt hàng, các doanh nghiệp không tốn tiền đào tạo nhân lực theo ý mình mà vẫn tuyển được thợ làm tốt việc. Điều này tạo các cú hích trong đào tạo, để cùng nhau phát triển”, ông Giang phân tích.

-Luật Giáo dục sửa đổi đã quy định về chương trình đào tạo 9+, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Chương trình này cụ thể như thế nào?

Về vấn đề này, ông Đỗ Văn Giang chia sẻ: “Luật Giáo dục năm 2019 đã được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định về đào tạo 9+. Đây là chương trình đào tạo song hành lý thuyết và học nghề cùng trong nhà trường với nhau để người học được tiếp cận với kiến thức và kĩ năng. Học sinh tốt nghiệp THCS có thể đăng ký tham gia. 

Việc học sinh lớp 9 có thể học thẳng lên cao đẳng là hướng mở hứa hẹn sẽ có thay đổi trong dạy và học trung cấp, cao đẳng nghề ở Việt Nam. Nếu các em muốn tốt nghiệp THCS học xong ra có bằng cao đẳng thì tối đa mất 5 năm. Chương trình đào tạo được các trường xây dựng hết sức linh hoạt”.

Ông Giang lưu ý thêm, các em hoàn toàn yên tâm vì học xong chương trình sẽ có kiến thức thực tế, tiếp cận trong giao tiếp, kỹ năng mềm. Vì thế, các em hoàn toàn có thể đáp ứng được việc làm theo yêu cầu doanh nghiệp.

Được biết, ưu điểm của chương trình 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp THCS, có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo, ra trường sớm hơn và cơ hội việc làm tốt hơn. Ngoài ra, học sinh vừa tiết kiệm học phí vừa ra trường sớm hơn để đóng góp vào nền kinh tế.

Hoàng Thanh

Trường nghề "khát" sinh viên dù hàng nghìn cử nhân ĐH làm xe ôm, chạy bàn

Trường nghề "khát" sinh viên dù hàng nghìn cử nhân ĐH làm xe ôm, chạy bàn

Mùa tuyển sinh 2020 lại bắt đầu nhưng các trường nghề vẫn rất khó khăn trong việc chiêu mộ sinh viên, ngay cả với trường có cơ sở vật chất hiện đại, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao như Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Đang cập nhật dữ liệu !