Trường nghề "khát" sinh viên dù hàng nghìn cử nhân ĐH làm xe ôm, chạy bàn

Mùa tuyển sinh 2020 lại bắt đầu nhưng các trường nghề vẫn rất khó khăn trong việc chiêu mộ sinh viên, ngay cả với trường có cơ sở vật chất hiện đại, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao như Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), tình hình tuyển sinh tại những cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc nhưng không phải tất cả các trường nghề đều đã vượt qua khó khăn nguồn tuyển sinh.

Dù đã tham gia sớm các ngày hội tư vấn tuyển sinh cùng với nhiều trường ĐH, CĐ, nhưng nhiều trường nghề có lượng học viên chỉ đạt 10-30% chỉ tiêu trong suốt mùa tuyển sinh. Nhiều trường phải mở các khóa đào tạo ngắn hạn để hoạt động cầm chừng.

{keywords}
Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thực hành với máy móc hiện đại.

“Năm 2019, trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã cải tạo lại các hạng mục của nhà trường, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp,… để tìm kiếm những cơ hội học tập, cơ hội việc làm tốt nhất cho người học nhưng cố lắm nhà trường cũng chỉ tuyển đủ chỉ tiêu đề ra”, ông Nguyễn Yên Thắng – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Giải quyết việc làm trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ.

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội được đầu tư rất đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, các phòng học đều được tích hợp nhiều chức năng với mức đầu tư ban đầu hơn 400 tỷ đồng. Trường đào tạo một số ngành nghề trọng điểm như điện tử công nghiệp, cơ điện tử, công nghệ và sửa chữa ô tô, kỹ thuật máy lạnh… Sinh viên một số ngành trọng điểm được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, tức là sinh viên được cấp 2 bằng của Việt Nam và nước ngoài.

Hiện nay nhà trường có những chương trình đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Cụ thể, với ngành cơ khí chế tạo hay sửa chữa ô tô, học phí của sinh viên sẽ do phía doanh nghiệp chi trả. Thậm chí, suốt 3 năm học sinh viên còn được nhận lương, nhận các chế độ lễ tết như người lao động.

Quá trình thực hành sẽ diễn ra tại nhà máy của doanh nghiệp, doanh nghiệp có xe đưa đón sinh viên từ trường đến địa điểm thực hành… Ra trường sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư thực hành và được nhận ngay vào doanh nghiệp với mức lương từ 9-15 triệu đồng/tháng.

“Có những doanh nghiệp liên tục đến trường nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp về làm. Đó là những nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, nhưng nhà trường phải thường xuyên từ chối vì không đủ số lượng sinh viên cung ứng cho doanh nghiệp. Tiềm năng là thế nhưng mùa tuyển sinh năm nào nhà trường cũng lâm vào tình trạng “khát” sinh viên.

Thế nhưng cũng có một nghịch lý là năm nào cũng vài nghìn cử nhân đại học thất nghiệp về đi chạy xe ôm, bán quần áo thuê, làm nhân viên chạy bàn duy trì cuộc sống. Có lẽ, chỉ khi nào người Việt bỏ được tâm lý “sính bằng đại học” thì lúc đó tuyển sinh trường nghề mới khởi sắc và mới hạn chế được lượng cử nhân đại học thất nghiệp”, ông Nguyễn Yên Thắng cho biết.

{keywords}
Sinh viên Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội có tỉ lệ việc làm cao sau khi ra trường.

Ông Nguyễn Yên Thắng cho biết thêm: “Năm 2020, công tác tuyển sinh của trường gặp nhiều khó khăn hơn trước do không chủ động được thời gian tuyển sinh, bởi thời gian kết thúc năm học muộn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thêm vào đó, các trường nghề rất khó khăn trong việc khi tiếp cận với dữ liệu học sinh”.

Ông Thắng chia sẻ, để tư vấn hướng nghiệp từ sớm cho sinh viên nhà trường phải đến tận các trường THCS, THPT nhưng không phải đến trường nào cũng được chào đón.

“Có những thầy cô sau khi đi tư vấn hướng nghiệp về khóc với tôi và xin được từ chối công việc này vì quá trình về các trường phổ thông chúng tôi có “quà ra mắt” nhỏ quá nên hiệu trưởng lạnh nhạt, không tạo điều kiện hoặc có nơi thậm tệ hơn là cấm cửa.  “Quà ra mắt” to cho hiệu trưởng thì nhà trường lại không có kinh phí”, ông Thắng kể lại.

Trong bối cảnh này, trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội vẫn miệt mài đưa ra nhiều giải pháp như chủ động xây dựng thương hiệu từ chương trình đào tạo, xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho người học với hi vọng học sinh sẽ tìm đến nhà trường.

Hoàng Thanh

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

Đang cập nhật dữ liệu !