Giá nhà Hong Kong, Singapore tăng chóng mặt, ông lớn ngoại nhắm “món hời lớn” khi đầu tư bất động sản Việt Nam

Dịch bệnh Covid-19 căng thẳng trên toàn thế giới vẫn không ngăn được làn sóng đại gia ngoại đổ tiền vào bất động sản Việt Nam. Vậy đâu là lý do khiến thị trường nhà đất Việt trở thành “đích ngắm” trong mắt nhà đầu tư thế giới?

Bất động sản hút mạnh dòng vốn FDI trong tâm dịch Covid-19

Bất động sản Việt Nam luôn là kênh đầu tư yêu thích của nhà đầu tư đến từ Hong Kong, Singapore, Nhật Bản…Đây cũng là lĩnh vực chiếm 25% trong việc hút dòng kiều hối hàng năm. Thậm chí, ngay trong thời điểm nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì bất động sản Việt Nam vẫn luôn là kênh ưu thích của dòng vốn FDI.

Theo số liệu vừa công bố của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2021 đạt gần 15,27 tỷ USD. Trong đó, vốn FDI vào bất động sản đạt 1,15 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 7,53%. Với con số này, bất động sản Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực có sức hút lớn với nhà đầu tư nước ngoài, chỉ đứng sau công nghiệp chế biến, chế tạo.

Giá nhà Hong Kong, Singapore tăng chóng mặt, ông lớn ngoại nhắm “món hời lớn” khi đầu tư bất động sản Việt Nam - Ảnh 1.
 

Theo đánh giá từ Bộ Xây dựng, có nhiều nguyên nhân để dòng vốn FDI đi vào lĩnh vực bất động sản. Thứ nhất, Việt Nam có sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, Việt Nam cũng là quốc gia thời gian qua đã rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Bên cạnh đó, sự chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 vừa qua đã có ảnh hưởng tích cực tới tình hình cấp mới/điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ Xây dựng cũng cho rằng sau dịch dòng tiền FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam sẽ còn lớn hơn nữa bởi doanh nghiệp nước ngoài luôn tin tưởng vào thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh đó, với các hiệp định thương mại lớn được ký kết, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước khác về thu hút FDI trong khu vực.

Giá bất động sản được dự báo còn tiếp tục tăng mạnh

Là một trong những chuyên gia lâu năm tại thị trường bất động sản Việt Nam, ông Neil MacGregor - Tổng Giám đốc của Savills Việt Nam từng cho biết các nhà đầu tư ngoại đang nhìn thấy cơ hội rất lớn ở phân khúc bất động cao cấp tại Việt Nam - đất nước được gọi là "ngôi sao đang lên của châu Á". Bằng chứng, room 30% mua căn hộ chung cư cao cấp ở nhiều dự án cao cấp tại TPHCM và Hà Nội luôn trong đạt mức tối đa. Các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông cũng tăng tốc đầu tư cổ phần tại nhiều dự án lớn.

"Giá bất động sản tại Việt Nam vẫn còn rẻ hơn nhiều so với các thành phố trong khu vực cũng là một lực hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường nhà ở cao cấp tại Việt Nam sẽ phải trải qua một chặng đường rất dài mới có thể có mức giá cao chóng mặt như Hồng Kông và Singapore, cho nên tiềm năng cho phân khúc bất động sản cao cấp còn rất lớn", ông Neil MacGregor cho biết.

Thực tế cho thấy, tại Hà Nội mặt bằng giá nhà trung bình khoảng 2.000 USD/m2, Tp.HCM khoảng 2.500 USD/m2, trong khi tại Hồng Kông giá lên tới khoảng 25.000 USD/m2, còn tại Singapore khoảng 17.000 UDS/m2. Ngay cả ở phân khúc Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển là bất động sản nghỉ dưỡng thì mặt bằng giá cũng còn khá khiêm tốn so với thế giới khi đang rẻ hơn khoảng 8-10 lần. Một căn biệt thự nghỉ dưỡng ở Việt Nam cao cũng chỉ tầm 2,5 triệu USD, trong khi các bất động sản đẳng cấp tương tự tại Phuket hoặc Bali có giá trên dưới 15 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh – phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, trong vòng 10 năm nữa, việc sở hữu được nhà tại các đô thị lớn như Tp.HCM, Hà Nội sẽ khó khăn không kém Thượng Hải, Bắc Kinh hiện nay. "Giá nhà tại Thượng Hải liên tục tăng qua các năm, đắt đến mức "trúng xổ số mới mua nổi", điều tương tự cũng có thể diễn ra tại Việt Nam" ông Nguyễn Quốc Anh dự báo.

Đồng quan điểm với ông Quốc Anh, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng chỉ ra, người Việt Nam thường có thói quen sở hữu bất động sản làm "của để dành", nên giá bất động sản luôn tăng. "Bất động sản ở Việt Nam từ nhiều năm nay chưa bao giờ ngừng tăng giá trị. Hàng năm giá nhà, đất đều tăng từ 5-10%, tuỳ thuộc tính sinh lợi thường xuyên của bất động sản", ông Đính đánh giá.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khi dịch bệnh kết thúc bất động sản Việt Nam sẽ là một trong những thị trường bật dậy mạnh mẽ nhất bởi hội tụ được cả nội lực từ nhu cầu nhà ở trong nước lẫn ngoại lực là nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, giá bất động sản chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ sau một thời gian bị kìm hãm bởi dịch bệnh. Đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư mua bất động sản khi thị trường sợ hãi và hưởng món hời lớn khi thị trường tốt lên.

La liệt rao bán ở khu phố đất "kim cương", giá mùa dịch vẫn cả tỷ đồng/m2

La liệt rao bán ở khu phố đất "kim cương", giá mùa dịch vẫn cả tỷ đồng/m2

Lượng tin đăng bán nhà phố ở khu vực Hoàn Kiếm, Hà Nội xuất hiện ngày càng dày đặc. Mức giá khác nhau tùy từng vị trí, diện tích, nhưng phổ biến...

Theo Nhịp sống kinh tế/cafeF

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.