"Tại sao bố chỉ cho người ăn xin 2 nghìn đồng?"

Trước câu hỏi của con, ông bố giọng có vẻ khó chịu giải thích: "Cho thế thôi, tiền đâu mà từ thiện lắm. Nhà mình còn đang khốn khổ đấy!”.

Hỏi: Hôm trước tôi chứng kiến cảnh hai bố con trên đường đi học về dừng đèn đỏ ở ngã tư đường phố. Khi ông bố dừng xe sát vỉa hè thì một thanh niên chân tay teo tóp chìa bát nhựa với ít tiền lẻ tới chỗ hai bố con.

Cậu con trai tiểu học trạc tuổi con nhà tôi liền nhanh nhảu nói với bố: "Con còn 20 nghìn mẹ cho từ sáng chưa tiêu, con cho chú ấy nhé?".

Ngay lập tức, ông bố quát con "Không được” rồi mở ví lấy 2 nghìn đồng đưa con. Thằng bé tiu nghỉu cầm tiền đưa cho người ăn xin trước ánh mắt của nhiều người xung quanh.

Đèn xanh bật lên, tôi đi bên cạnh vẫn thấy thằng bé hỏi bố: “Tại sao bố chỉ cho 2 nghìn ạ?”. Ông bố giọng có vẻ khó chịu giải thích: "Cho thế thôi, tiền đâu mà từ thiện lắm. Nhà mình còn đang khốn khổ đấy!”.

Thằng bé dường như vẫn không hiểu ra vấn đề, lại hỏi tiếp: "Sao nhà mình lại khốn khổ?”. Lúc này, ông bố đã không kìm được nữa mắng con: "Hỏi lắm thế, để yên còn lái xe".

Tình huống của bố con người đi đường khiến tôi cứ băn khoăn. Tôi cũng từng rơi vào cảnh tương tự như ông bố này. Con gái tôi mỗi lần theo mẹ đi chợ, gặp ai ăn xin nó cũng xin mẹ tiền cho. Nếu đưa ít là nó phụng phịu không hài lòng, có lần về nhà con còn bảo tôi rằng "mẹ keo kiệt".

Tôi cũng hay thương người nhưng tôi cũng rất vất vả để kiếm được đồng tiền. Con thương người ăn xin, muốn giúp đỡ họ nhiều tiền hơn nhưng tôi cũng mong con thương tôi, hiểu được sự vất vả của tôi khi kiếm tiền nuôi chúng.  

Tôi nên giải thích với con thế nào để đôi ngả vẹn toàn, xin chuyên gia cho tôi lời khuyên?

Nguyễn Hải Hà (Ba Đình, Hà Nội)

{keywords}
Của cho không bằng cách cho (ảnh minh hoạ) 

Trả lời:  

Chào chị Hà! 

Đọc những tâm tư của chị tôi rất chia sẻ với sự bối rối của chị cũng như các bậc phụ huynh hiện nay về việc dạy con sẻ chia trong đó có làm từ thiện. 

Từ thiện theo đúng nghĩa là đem cho, là trợ giúp và sẻ chia. Trẻ có tính thiện bản năng. Nhìn những hoàn cảnh nghèo khó, chúng ta hay cảm giác xót xa và mong muốn chung tay giúp họ.

Tuy nhiên, khi con trẻ mong muốn làm việc thiện, các con thường không biết cách nào để làm cho tốt. Các cháu có thể nhiệt tình cho quá khả năng của mình.

Giáo dục các con làm từ thiện thế nào là vô cùng quan trọng. Trước hết việc sẻ chia cần đi liền với thái độ chân thành. Thái độ sỗ sàng của người lớn không phải chỉ gây tổn thương cho những người nghèo khó mà thực sự sẽ gây tổn thương cho những đứa trẻ.

Tôi nhớ mãi lời tâm sự của một cậu bé lớp 2: Cháu đang ôm túi gạo nếp 2kg của mẹ mới mua để về nấu xôi, đợi mẹ mua nốt đồ rồi về thì 1 bạn nhỏ lấm lem lại gần, xòe tay xin tiền cháu. Cháu thương bạn quá nên cho bạn luôn 2kg gạo mẹ vừa mua. Hôm đó, khi thấy mẹ, cháu reo lên khoe mẹ là cháu đã làm việc tốt thì bị mẹ mắng cho một trận. Tối đó, cháu còn bị phạt. Cháu thật không hiểu tại sao làm việc tốt còn bị mắng, bị phạt.

Thái độ người lớn về việc giáo dục trẻ sẻ chia có ảnh hưởng tới sự thiện tâm của trẻ sau này. Vậy nhưng, chúng ta phải dạy con thế nào?

"Của cho không bằng cách cho", cho con cá không bằng cho cần câu. Ở tình huống này, nếu cậu bé học giỏi, cậu bé dạy bạn học là cách sẻ chia tốt nhất, hoặc cậu bé tặng bạn những cuốn vở được thưởng vì học giỏi thì mọi việc sẽ rất tốt đẹp.

Rõ ràng, việc dạy con sẻ chia không hề đơn giản và chúng ta cần cẩn trọng lời ăn tiếng nói khi các con đang tràn ngập tình thương và mong muốn thiện tâm. 

Trở lại với tình huống của ông bố nêu trên, tôi nghĩ cách làm của người đàn ông này vừa khiến con trẻ tổn thương vì thấy căng thẳng và tính toán quá, vừa khiến người được chia sẻ cảm thấy ngượng ngùng. Rõ ràng, khi chúng ta hành xử sỗ sàng, mọi thứ tốt đẹp đã mất đi ý nghĩa.

Tính toán trong lúc sẻ chia rất dễ khiến người xung quanh có cảm giác bức xúc, khó chịu. Không ở đâu xa, các bạn có thể nhìn thấy từ việc người nổi tiếng đi làm từ thiện. Trường hợp sao A chi số tiền lớn làm thiện nguyện còn sao B lại chưa bằng,  nhiều người đã lên tiếng chê bai trên cộng đồng mạng khiến những ngôi sao bị bêu riếu tổn thương.

Tôi nhớ 1 bộ phim của Mr Bean về việc từ thiện. Ông ta ra phố và nhìn thấy 1 nhạc sĩ mù đang kéo đàn với 1 bát xin tiền chưa có xu nào. Ông ta bèn lấy ra chiếc khăn tay, trải ngay ngắn cạnh đó và đứng nhảy bên cạnh. Một người đi ngoài phố cho ông ta 1 đồng xu. Ông ta bèn lấy đồng xu đó cho người nghệ sĩ mù kia.

Theo tôi, sẻ chia có rất nhiều cách nhưng cách tốt nhất vẫn là sự sẻ chia từ sức lao động của mình và trợ giúp phương tiện để họ có cuộc sống tốt đẹp lâu dài.

Hy vọng những chia sẻ của tôi giúp chị phần nào trong cách dạy con làm từ thiện.

Ông bố quát con "sao không biết đánh lại" và sự trả giá cho thói dạy con bằng bạo lực

Ông bố quát con "sao không biết đánh lại" và sự trả giá cho thói dạy con bằng bạo lực

Thấy con đứng khóc khi bị bạn giành xích đu, người bố liền quát “Đồ ngu, sao không biết đánh lại”, rồi túm áo cậu bé chơi cùng doạ "Không nhường bạn, tao bẻ gãy giò”.

Ths Giáo dục Đào Thuý Nga

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !