Gia đình xứ Nghệ có 4 con trai, 6 con gái: Anh đi hỏi vợ, các em gái theo sau

Dù không cùng một mẹ sinh ra nhưng từ nhỏ, 10 anh em Thùy Linh rất đoàn kết và yêu thương nhau. Đặc biệt, 3 anh trai vô cùng chiều chuộng các em gái.

Kỳ 1: Chủ lò tàu hũ có 11 con gái, trai làng thầm thương, bà mối liên tục ghé thăm

Kỳ 2: Vợ chồng ở Đắk Lắk có 6 con gái xinh như hoa xuất ngoại làm điều cảm động

Kỳ 3: Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

Anh em cùng cha khác mẹ

Xem bộ ảnh gia đình chụp trong ngày về giỗ bố ở Nghệ An, chị Chu Thị Thùy Linh (30 tuổi, hiện sống ở Khánh Hòa) lại tần ngần nhớ mẹ và anh chị em.

Gia đình của Linh có tổng cộng 10 anh chị em, gồm 4 trai, 6 gái. Tất cả đều đã lập gia đình, sống rải rác từ Bắc vào Nam và nước ngoài. 

anh 1 nha dong con.jpg
Anh em Linh chụp ảnh kỷ niệm cùng bà Hồng (áo dài xanh)

Do khoảng cách địa lý, 10 anh chị em Linh hiếm hoi tụ họp đông đủ. Giỗ bố là dịp quan trọng, cơ hội để mọi người quây quần bên nhau.

Trong lần giỗ bố gần nhất, anh chị em Linh rủ nhau chụp ảnh gia đình. Tuy còn vài người ở nước ngoài, bận con nhỏ không về được, nhưng bức ảnh này cũng đủ làm ấm lòng.

Dù không cùng một mẹ sinh ra, nhưng 10 anh chị em Linh rất đoàn kết và bảo bọc nhau. Khối tình cảm này được vun bồi từ lúc mấy anh em còn nhỏ. 

Thùy Linh kể: “Trước khi kết hôn với mẹ tôi là bà Quách Thị Hồng (SN 1959), bố đã có vợ và 4 người con (3 trai, 1 gái). Sau này, bố rời quê đi làm xa, gặp gỡ và yêu mẹ tôi.

Lúc phát hiện bố đã có vợ, mẹ tôi rất hoang mang, đề nghị chia tay. Tuy nhiên, bố tôi về thưa chuyện với ông bà nội, xin ra đi tay trắng, tất cả tài sản để lại cho vợ cũ”.

Sau khi chia tay người vợ đầu, bố mẹ Linh rời quê vào thị trấn lập nghiệp. Mẹ Linh kinh doanh nhà hàng, còn bố làm tài xế xe xăng dầu. 

Người vợ trước không trách bố Linh, chấp nhận ở vậy với các con. Dù không sống chung nhưng bố Linh rất trách nhiệm, tự giác chu cấp tiền bạc, chăm sóc 4 người con với vợ đầu.

Mẹ của Linh sinh được 5 con gái và 1 con trai. 6 chị em Linh sống vui vẻ, hòa thuận với các anh chị khác mẹ.

anh 3 nha dong con.jpg
Con trai và con rể chụp ảnh chung với bà Hồng

“Bố và hai mẹ yêu thương chúng tôi như nhau, không phân biệt đối xử. Mẹ tôi vốn nhanh nhẹn, được mẹ lớn nhờ chăm lo chuyện học hành của 4 anh chị. Khi anh chị đến tuổi dựng vợ gả chồng, mẹ tôi cũng đứng ra lo liệu. 

Hồi nhỏ, chúng tôi thường về quê chơi với mẹ lớn. Bà thuộc tuýp phụ nữ xưa, hiền dịu, chịu thương chịu khó. Ở quê có món gì ngon, bà đều để dành cho chúng tôi.

Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ và mẹ lớn lời qua tiếng lại. Ba người sống có tình có nghĩa với nhau. Chúng tôi tôn trọng mẹ lớn, các anh chị lớn cũng nể trọng, thương quý mẹ tôi”, Thùy Linh chia sẻ.

Chính nhờ sự hòa thuận khó tin ấy, 10 anh chị em Linh không phân biệt mẹ lớn, mẹ kế. Không ai bảo ai, tất cả đều gọi đúng một chữ “mẹ”. 

Anh trai thương em gái

Thông thường, anh em khác mẹ sẽ không có sự gắn bó. Tuy nhiên, Thùy Linh nghĩ tình cảm anh em của cô có được nhờ bà Hồng sinh nhiều con gái. 

“Bố mẹ không có kế hoạch phải sinh con trai hay con gái, sinh bao nhiêu con. Mẹ tôi thấy bố đã có 4 người con, nên sinh được 4 con gái thì định dừng lại. Tuy nhiên, bố mẹ “lỡ” có thêm tôi và 1 em trai nữa. 

Dĩ nhiên, anh chị lớn có thói quen che chở cho các em gái nhỏ. Nhất là khi chúng tôi và anh chị có khoảng cách tuổi tác kha khá.

anh 2 nha dong con.jpg
Chị em Linh cùng các chị dâu chụp ảnh với mẹ

Anh chị thấy mấy cô em mè nheo, đòi chơi chung thì không thể khước từ. Chúng tôi lớn lên, cùng trải qua vui buồn, lẽ tất nhiên thấu hiểu và yêu thương nhau.

Vả lại, nhà tuy đông con nhưng bố mẹ không để chúng tôi thiếu thốn, anh em chẳng tỵ nạnh, hơn thua”, Thùy Linh tâm sự.

Thùy Linh nhớ, ngày nhỏ, 4-5 em gái cứ lẽo đẽo theo anh trai đi chơi. Thậm chí, anh trai đi “cưa gái” vẫn phải dắt theo mấy cái đuôi. Nhưng nhờ thế, những lúc các anh bí lời tán tỉnh, 4-5 cô em nhao nhao lên khơi chuyện.

Hè đến, mấy chị em Linh theo các anh về nhà mẹ lớn ở quê chơi. Đến Tết, các anh lên nhà Linh cùng gói bánh chưng và lén ăn con gà cúng của mẹ.

Đêm 30 Tết, mấy anh em dắt nhau đi chơi, chẳng may bị lạc. Người chị thứ tư cõng Linh trên lưng, vừa đi vừa dỗ. Các anh đi vòng quanh, bảo vệ cho em gái đỡ sợ.

“Tôi là em gái út nên không phải lo lắng gì nhiều. Việc gì cũng có anh chị che chở, lo lắng thay.

Tôi quý và thích ở chung với anh chị, nhưng chỉ hè mới được về chơi. Tôi nhớ, một lần bà nội bị bệnh, bố tranh thủ buổi tối chở chúng tôi về thăm, đưa cháo cho bà. 

Về quê, chúng tôi gặp anh chị thì không muốn đi nữa. Đứa nào cũng nhõng nhẽo đòi ở lại quê với bà và anh chị”, Thùy Linh kể.

Bà Hồng hiện sống ở Nghệ An cùng con trai út. Hai anh trai của Linh cũng sống gần đó, thường lui tới thăm nom.

anh 4 nha dong con.jpg
Gia đình nhỏ của Thùy Linh đang sống tại Nha Trang

Mẹ lớn của Linh ở Khánh Hòa cùng con gái ruột. Ở đây, bà có mảnh vườn để trồng rau nuôi gà. Thỉnh thoảng, bà gửi rau xanh, trứng gà… cho con của Linh.

Mặc dù, bố - cây đại thụ của gia đình không còn nữa nhưng anh em Linh may mắn còn hai người mẹ. 

Hai người phụ nữ đặc biệt này biết dung hòa mối quan hệ, đặt tình thân lên trên hết. Anh em Linh noi gương bố mẹ, xem trọng tình cảm gia đình. Dù ở đâu, làm gì, họ vẫn hướng về nhau.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Đang cập nhật dữ liệu !