Vợ chồng ở Đắk Lắk có 6 con gái xinh như hoa xuất ngoại làm điều cảm động

Bố mẹ của Hằng sinh được 9 người con, trong đó có 7 con gái và 2 con trai. Hằng và 5 chị chọn xuất khẩu lao động để tự lo cho bản thân và gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi em.

Kỳ 1: Chủ lò tàu hũ có 11 con gái, trai làng thầm thương, bà mối liên tục ghé thăm

Phụ bố mẹ chăm em

Cô gái trẻ Phạm Thị Hằng (21 tuổi, quê Đắk Lắk) đang sống và làm việc tại Nhật Bản cùng chị ruột. Bố mẹ Hằng có tổng cộng 9 người con, trong đó có 7 con gái và 2 con trai. Hằng là con thứ 6 trong gia đình. 

anh 1 nha dong con.jpg
Bố mẹ và 9 chị em Hằng chụp ảnh trong đám cưới của người chị thứ 2

Nối gót các chị, Hằng học xong cấp 3 liền chọn ra nước ngoài làm việc. Ngoài việc tự nuôi sống bản thân, Hằng và các chị đều đặn gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi em.

Bố của Hằng là ông Phạm Trọng Tương (56 tuổi), mẹ là bà Trần Thị Thanh (52 tuổi), sống ở Đắk Lắk. Chị lớn của Hằng 32 tuổi, em trai út 14 tuổi. 

Bố mẹ Hằng sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh. Sau khi kết hôn, hai người vào Đắk Lắk lập nghiệp và lần lượt sinh 9 người con.

Theo hiểu biết của Hằng, bố mẹ sinh nhiều con như vậy, một phần vì cố gắng sinh con trai. Vì đông con nên hai người phải làm lụng vất vả. Bố Hằng làm nhiều việc cùng lúc như cho thuê rạp cưới, làm MC đám cưới, chụp ảnh… Mẹ Hằng quán xuyến nhà cửa, làm vườn.

Trong hoàn cảnh kinh tế chật vật, bố mẹ Hằng quyết tâm lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Hai người yêu thương các con như nhau, không phân biệt trai gái.

Để bố mẹ an tâm làm việc, các chị lớn của Hằng chia nhau chăm sóc đàn em nhỏ. Mỗi chị bế theo một đứa em đi chơi, nấu cơm, ru ngủ…

Hằng kể: “Ngày nhỏ, 3-4 chị em tôi nằm chung một giường, tha hồ đùa giỡn. Đứa nhỏ nhất lúc nào cũng đòi chị Hai ôm, bế ngủ. Mấy đứa khác thích gác chân lên các chị.

Mấy chị em tự dắt nhau đi học. Học xong, cả nhóm rủ nhau ra sau nhà trèo cây ổi. Hôm nào nghỉ học, mấy chị em rồng rắn, kéo nhau đi chơi”.

Hằng nhớ, nhiều lần mấy chị em không chịu ngủ trưa, trốn mẹ đi chơi suốt cả buổi chiều. Đến chập tối, mấy chị em chạy về, cùng nhau nấu cơm trên bếp củi.

Chị em Hằng thích cho thêm chút nước lúc cơm vừa cạn để có nước cơm. Muốn có cơm cháy, họ dùng cây củi dàn mỏng than hồng bên dưới, còn phần than dư thì gạt sang một bên để nướng ngô, khoai lang…

Trong nhà, bố Hằng là người phụ trách dạy các con học bài. Ông luôn nhắc nhở chị em Hằng đặt mục tiêu đạt thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn, các chị lớn của Hằng không thi đại học. Họ chọn ra nước ngoài làm việc. 

anh 3 nha dong con.jpg
Các chị em của Hằng đều rất xinh xắn

“Các chị không chỉ tự lo cho bản thân mà còn gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi em. Tiền học của tôi và mấy đứa em sau đều thấm nỗi vất vả từ các chị gái. 

Có các chị giúp phần nào nên hoàn cảnh gia đình đã ổn định hơn. Bố mẹ tôi đỡ cực khổ, không còn lo lắng nhiều như trước”, Hằng chia sẻ.

Nhớ những ngày quây quần bên nhau

Hết thời gian xuất khẩu lao động, 4 chị đã về nước. Hiện, chỉ còn Hằng và một chị gái ở Nhật làm việc. Tết vừa qua, hai chị em không về quây quần với người thân ở Việt Nam. Trước đó, Hằng đã dùng ngày phép để về ăn cưới chị gái thứ hai.

Tết xa nhà, Hằng nhớ ngày nhỏ được mẹ dắt ra chợ mua quần áo mới. Mấy bộ quần áo Tết luôn có mùi thơm rất đặc biệt, làm Hằng nhớ mãi.

anh 5 nha dong con.jpg
Hằng đang làm việc tại Nhật Bản

Sau ngày cúng ông Táo, bố mẹ Hằng phân công các con gái đảm nhận từng phần việc. Cả nhà chia nhau thành nhóm phụ trách giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, nhóm phụ mẹ nấu ăn. 

Đến ngày 29-30 Tết, tất cả chị em Hằng cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét. Bố là người dạy chị em Hằng cách gói bánh, còn mẹ đi chợ chuẩn bị mâm cỗ cúng.

Đi xa, Hằng nhớ nhất cảnh cả nhà quây quần gói bánh. Thường thì, một ngày trước khi gói bánh, mẹ Hằng sẽ mua lá dong, khúc giang giúp mấy bố con. Sáng hôm sau, hai chị em Hằng mang lá dong rửa sạch, còn mẹ chẻ khúc giang thành dây lạt.

Khoảng 14h, mọi người cùng chuẩn bị ướp thịt heo, đậu xanh, hành lá, tiêu… Tiếp đó, khi bố gói chiếc bánh đầu tiên, chị em Hằng chăm chú xem và giúp ông cắt lá. Các chị lớn làm theo, còn Hằng và em nhỏ dùng lá thừa để gói những chiếc bánh chưng nhỏ xíu.

“Lúc nào kết thúc buổi gói bánh, bố cũng gói cho 2 em trai 2 cái bánh tét. Không phải bố thương 2 em nên ưu ái, việc này giống như truyền thống của gia đình thôi. Chắc là ngày nhỏ, hai em hay đòi bố gói bánh nên trở thành thói quen”, Hằng kể. 

anh 4 nha dong con.jpg
9 chị em Hằng được bố mẹ dạy phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau

Trong lúc gói bánh, bố Hằng nhắn nhủ các con lưu giữ truyền thống gói bánh của gia đình. Đồng thời, ông nhắc nhở các con dù trai hay gái đều được bố mẹ yêu thương, chị em phải đùm bọc, bảo ban nhau. Nếu có thời gian thì chị em phải quây quần, kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn trong cuộc sống.

Chị em Hằng luôn khắc ghi lời dạy của bố mẹ. Dù ở đâu, làm gì chị lớn cũng tự giác lo cho em nhỏ. Người nhỏ không ỷ lại mà phải trân trọng tình cảm, vâng lời các chị. 

Trước đây, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", nhiều gia đình đối mặt với áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường. Nhiều nhà cố gắng đẻ mong có được mụn con trai khiến cuộc sống vốn dĩ vất vả lại càng thêm khốn khó.

Ngày nay, nhiều quan niệm cũ đã lùi xa. Chuyện sinh con một bề không còn là gánh nặng đối với nhiều cặp vợ chồng nữa. Một số gia đình trước đây từng khốn khổ trước áp lực không có con trai, nay lại cảm thấy mừng vì các con sống tình cảm, hiếu thảo với cha mẹ. Dư luận thậm chí còn cho rằng việc sinh con một bề như vậy là hạnh phúc và may mắn.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kỳ sau: Bố là con trưởng, sinh được 8 cô con gái, thống nhất họp mặt 4 lần trong năm

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !