Gia đình lão nông ở Hà Nội gần 50 năm gắn bó với những chiếc đèn cù

Theo nghề gia đình ông Đỗ Văn Kỳ (ở thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội), đã gắn bó với nghề gần 50 năm, chuyên làm những món đồ chơi trung thu truyền thống, đặc biệt là những chiếc đèn cù, đèn thỏ.

Ngày 22/8, chúng tôi đã có mặt tại nhà ông Đỗ Văn Kỳ (ở thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội). Đến nhà, ông Kỳ đang miệt mài với từng que nứa làm đèn cù, đèn thỏ… để phục vụ cho Tết Trung thu.

Ông Kỳ cho biết, trước đây ở làng ông có rất nhiều hộ gia đình làm những thứ đồ chơi truyền thống này. Tuy nhiên, thời gian biến đổi nên hiện nay chỉ còn duy nhất gia đình ông làm đèn cù ở làng.

“Cậu ở Hà Nội về, hôm nào có thời gian ra phố Hàng Mã, hỏi những người dân buôn bán ở đấy thì biết những chiếc đèn cù, đèn thỏ này chỉ có gia đình tôi cung cấp ra đấy thôi. Ngoài ra nhà tôi còn cung cấp rất nhiều đèn cù cho các trường tiểu học, trường mẫu giáo quanh đây” - ông Kỳ háo hức khoe với chúng tôi.

Để làm ra những chiếc đèn thỏ, đèn cù này gia đình ông Kỳ phải tự trồng những cây đay ở rìa làng để có thể làm được những chiếc cán của đèn.

Công đoạn khó nhất để làm ra chiếc đèn là khi uốn thành khung, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và có tay nghề.

Theo ông Kỳ, mỗi mùa trung thu gia đình ông cung cấp khoảng hơn 3.000 chiếc đèn cù, đèn thỏ ra thị trường.

Sau khi hoàn thiện bộ khung, ông Kỳ lại tỉ mỉ vẽ những họa tiết trang trí.

Đèn quay nhờ bánh xe làm từ gỗ xoan, gỗ bồ đề, một cạnh tiếp xúc với đế đèn, cạnh kia lăn trên đất. Những điểm tiếp xúc đều được cố định bằng đinh sắt.

Bên cạnh đèn cù, đèn thỏ cũng được gia đình ông Kỳ làm theo đơn đặt hàng.

Gắn bó với ghề nay đã gần 50 năm, ngày ngày tận tụy với công việc, để giúp những đứa trẻ có được những món đồ chơi truyền thống.

Bà Đỗ Thị Xuân (vợ ông Kỳ)cho biết, những năm gần đây, đồ chơi dân gian được người Việt ưu dùng hơn trước nên gia đình bà đã phải thuê một số học sinh gần nhà đến để phụ giúp.

Đây là nghề mang tính thời vụ nên ông Kỳ và bà Xuân rất lo sẽ bị mai một. Do đó, ông Kỳ đang hằng ngày dạy cho 2 cháu ngoại của mình làm những chiếc đèn trung thu/ đèn kéo quân... với mong ước chúng nó có thể lưu giữ lại chút hồn cốt dân tộc.

Hai cậu nhóc chăm chú học việc và giúp ông Kỳ làm ra những chiếc đèn trung thu.

Đèn cù, đèn thỏ là những món đồ chơi trung thu truyền thống có mặt trong thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Việt Nam. Theo các thế hệ trước, cái tên đèn cù được đặt xuất phát từ hình dáng của nó. Khi gọi là đèn cù vì nó quay như cái cù (con quay)

Mỗi dịp Tết Trung thu, trẻ em khu xóm lại kéo đèn cù sáng ánh nến chạy vòng quanh sân và cười đùa ríu rít trong đêm trăng. Đèn cù quay được nhờ một bánh xe được gắn dưới đế đèn.

Đề hoàn thành một chiếc đèn cù cần khá nhiều công đoạn, bắt đầu bằng việc chẻ nứa vót nan cắm vào bánh xe, dán giấy bóng màu, sửa lại bằng kéo. 

Tiếp đến là vẽ hình trang trí bằng sơn, tra then ngang, buộc lõi dây thép và cắm vào đai đèn một bánh xe gỗ để đèn có thể chuyển động khi đưa qua đưa lại.

Anh Hùng
Từ khóa: Trung Thu Đồ Chơi Dịp Trung Thu Trẻ Em Âm Lịch Năm Nay Màu Sắc Hàng Mã Hưng Yên Hà Nội Chuẩn Bị Chia Sẻ Thường Tín Đèn Ông Sao Đại Lão đèn cù đèn thỏ

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !