Gia đình ba thế hệ hiến máu, ông bà con cháu cùng hiến hơn 500 lần

Gia đình ông Lê Đình Duật (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã hiến máu hơn 500 lần, cả nhà cùng hiến và vận động nhiều người khác tham gia. Có gia đình hiến máu liên tục 19 năm qua

Trong những năm qua, có rất nhiều gia đình đóng vai trò như những hạt nhân, những người tiên phong vận động những đơn vị máu quý giá giúp người bệnh được điều trị kịp thời.

Gia đình ông Lê Đình Duật (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã hiến máu hơn 500 lần, thường xuyên vận động mọi người đi hiến máu; gia đình ông Lê Trung Truyền (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã hiến máu gần 200 lần, mặc dù từ nhà đến các địa điểm hiến máu cách vài chục cây số, nhưng cả gia đình thường xuyên cùng đi hiến máu. 

 

{keywords}
Gia đình ông Lê Đình Duật – quận Thanh Xuân, Hà Nội đã hiến máu và vận động hiến máu xuyên suốt 3 thế hệ, từ ông bà, các con và các cháu.

Một trong những gia đình tiêu biểu được tôn vinh là gia đình ông Nguyễn Xuân Quán (Hoàng Mai, Hà Nội). Ông Quán và gia đình đã có hơn 10 năm tham gia hiến máu.

Chia sẻ tại buổi tri ân của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương gặp mặt các gia đình  nhân ái hiến máu tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ông Quán cho biết: “Cách đây 19 năm, khi được nghe vợ tôi kể lại rằng có Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ tại địa phương vận vận động hiến máu, tôi cảm thấy đây là một việc tốt nên sẵn sàng tham gia ngay từ lần đầu tiên. Sau khi đi hiến máu về, tôi vận động thêm con trai, sau này là con dâu cùng hiến máu. Tôi cảm nhận được niềm vinh dự khi được giúp đỡ người khác.”

Không những kêu gọi người trong gia đình, ông Quán còn vận động cả các cháu sinh viên ở trọ gần nhà tham gia hiến máu. “Tôi nói với các cháu rằng các cháu còn trẻ, hiến máu là việc tốt vừa giúp đỡ cộng đồng mà bản thân mình cũng khoẻ mạnh hơn. Bản thân tôi đã hiến máu nhiều năm và cảm thấy sức khoẻ ngày một tốt hơn. Tôi mong rằng thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống hiến máu cứu người. Giờ đây phong trào hiến máu ngày càng phát triển, lan toả sâu rộng hơn nữa. Trên hết, hiến máu cũng là cách xây dựng một gia đình hạnh phúc, ai cũng có trách nhiệm giúp đỡ người khó khăn trong xã hội”- ông Quán chia sẻ.

Cũng tham gia hiến máu thường xuyên, chị Vũ Thị Kim Ngân, anh Trần Văn Hùng cùng là giảng viên trường Đại học Phương Đông đều đã tham gia hiến máu ở cơ quan và chủ động đến các điểm hiến máu mỗi khi đủ thời gian.

Chị Ngân cho biết may mắn sao ngày cuối tuần hôm nay cũng gần đến ngày Gia đình Việt Nam, nên vợ chồng chị Ngân đưa cả con gái nhỏ đi cùng để bạn nhỏ biết được nhiều điều ý nghĩa hơn về cuộc sống. Chị Ngân cũng tranh thủ giảng giải cho con về ý nghĩa của việc giúp đỡ người khác, hướng cho con đến một cuộc sống lương thiện. Từ ngày biết tới hiến máu, tình cảm gia đình ngày một khăng khít, đầm ấm hơn.

Chương trình hôm nay còn được đón nhiều gia đình có số lần hiến máu hàng trăm lần. Bà Lê Thị Ngân (Văn Giang, Hưng Yên) là một trong những thành viên của đại gia đình có hàng trăm lần hiến máu.

Bà Ngân cho biết: “Tôi rất tự hào khi gia đình mình có nhiều người tham gia hiến máu. Khi được anh trai vận động, tôi đã tham gia ngay và đến nay đã hiến máu được 5, 6 năm rồi. Không chỉ tôi mà cả chồng, con trai và gần đây nhất là con trai thứ 2 nhà tôi cũng đã đủ tuổi để hiến máu. Chúng tôi luôn quan niệm rằng sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, bản thân mình đã khoẻ mạnh thì mình sẵn sàng chia sẻ đến những người kém may mắn hơn. Từ ngày gia đình tôi hiến máu nhiều lần, bà con trong xóm cũng biết tin và còn chủ động nhắn nhủ gọi họ khi tôi đi hiến máu”.

TS. BS. Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết trong năm 2021, khi đại dịch Covid-19 lây lan mạnh trong cộng đồng, nhiều thời điểm Viện đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn người hiến máu nghiêm trọng. 

Một giọt máu trao đi không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn là một liều thuốc tinh thần cho chính bản thân người được hiến. Hành động nhỏ bé nhưng được lặp lại, được tiếp nối qua các thế hệ của nhiều gia đình đã đem lại hàng trăm “liều thuốc sự sống quý giá” cho người bệnh.

Khánh Chi 

 

 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Đang cập nhật dữ liệu !